SEO Content là gì? 4 bước xây dựng kế hoạch SEO Content
Theo dõi GOBRANDING trênCó rất nhiều chủ đề xoay quanh cụm từ SEO như: SEO website, SEO từ khóa, SEO On-site, SEO On-page, SEO Off-page,… SEO Content là một trong số đó. SEO Content là gì? Vì sao lại được quan tâm trong suốt thời gian vừa qua, từ khi mà Google ngày càng đặc biệt quan tâm tới nội dung? Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ dùng Google như một công cụ tìm kiếm tiêu biểu bởi tính phổ biến đối với cả người dùng và sự quan tâm của phần lớn SEOer lẫn chủ website.
Nội dung chính
I. SEO Content là gì?
Trước khi đi đến được kết luận Content SEO là gì, chúng ta cần “mổ xẻ” từng chữ trong cụm từ đó:
- SEO là gì? SEO là cụm từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu công cụ tìm kiếm). Bao gồm tất cả những công việc tối ưu trên website và xây dựng mạng lưới link liên kết với các website khác theo các tiêu chuẩn Google. Từ đó giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và truy cập vào trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm.
>> Thế nào là một website chuẩn SEO?
- Content là gì? Content là tất cả những thông tin (nội dung) được sử dụng trên website, bao gồm: text, hình ảnh, video, infographic, gif,… Những nội dung này được sắp xếp theo từng trang, mỗi trang có một URL khác nhau.
Khi kết hợp hai từ lại với nhau sẽ cho ra khái niệm: “SEO Content là tạo nên những nội dung nhằm thu hút truy cập đến từ công cụ tìm kiếm.”
II. Mối quan hệ giữa SEO và Content Marketing
SEO và Content là 2 yếu tố song hành với nhau bởi vì nội dung chất lượng sẽ là nền tảng SEO thành công. Khi nhắc đến SEO, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các kỹ thuật Onpage, Offpage, Technical. Tất cả các kỹ thuật trên đều hướng đến việc website đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Đối với Content Marketing, việc tạo ra nội dung chất lượng và hữu ích sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng về thương hiệu và tin tưởng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
>> Cách lên chiến lược SEO Content cho website hút khách.
Cụ thể, bạn có thể thấy mối quan hệ giữa Content và SEO thông qua 2 tiêu chí sau:
Xây dựng content phù hợp với công cụ tìm kiếm: bạn phải biết cách công cụ tìm kiếm Google tìm thấy trang web của mình như thế nào nhằm xây dựng được nội dung trang web phù hợp. Tuy nhiên, bạn không được nhồi nhét từ khóa vào nội dung mà bạn cần quan tâm đến chất lượng nội dung và chia nội dung thành các lĩnh vực hay chủ đề.
Cập nhật content liên tục: là yếu tố quan trọng trong SEO bởi vì việc cập nhật nội dung thường xuyên giúp bạn có nhiều chủ đề và từ khóa tiềm năng trong danh sách tìm kiếm, từ đó mang đến lưu lượng truy cập cho website của mình. Nhờ nội dung chất lượng, làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng sẽ làm họ ở lại trang bạn lâu hơn, giúp tăng thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Tóm lại, SEO và Content là 2 yếu tố đi song song với nhau, hỗ trợ nhau để website phát triển mạnh mẽ.
III. 4 bước xây dựng kế hoạch SEO Content hiệu quả
Trong phần này, GOBRANDING sẽ hướng dẫn bạn 4 bước xây dựng kế hoạch SEO Content hiệu quả, giúp tăng trưởng chất lượng nội dung trang web của bạn.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu xây dựng nội dung của mình là một website hay doanh nghiệp thông qua các câu hỏi sau;
- Bạn có muốn thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua website của mình không?
- Bạn có đang kiếm tiền từ website thông qua hình thức quảng cáo không? Bạn có muốn tăng lưu lượng truy cập và giữ chân khách hàng của mình?
Mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn xác định loại nội dung bạn sẽ triển khai trong thời gian tới.
- Nếu bạn muốn thúc đẩy doanh số, bạn cần tập trung vào các trang sản phẩm bằng cách nội dung trang bán hàng cần được tối ưu hấp dẫn người dùng thực hiện chuyển đổi. Bên cạnh đó, nội dung blog trên website cũng cần mang lại sự hữu ích cho người đọc, đi kèm những hình ảnh minh họa dễ hiểu và liên kết các trang sản phẩm hay các trang blog khác nếu liên quan.
- Nếu bạn muốn website hoạt động theo mô hình quảng cáo và muốn thu hút người dùng thông qua kết quả tìm kiếm Google, bạn cần tập trung những chủ đề đa dạng như bài viết dài, video có thông tin hữu ích, giải trí và cả 2. Nhờ nội dung hấp dẫn và có ích, người dùng sẽ đánh giá cao website của bạn, thời gian ở trên trang lâu hơn và quay lại sau này.
Bước 2: Phác thảo đối tượng khách hàng
Bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát và kết hợp các dữ liệu từ công cụ phân tích nhằm phác họa đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau khi xác định đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, bạn cần nghĩ đến loại nội dung phù hợp với họ.
Ví dụ: nếu đối tượng mục tiêu của bạn là thanh thiếu niên hay phụ nữ thì nội dung cần được cập nhật thường xuyên, ít văn bản, nhiều hình ảnh và video. Nếu đối tượng là giám đốc điều hành cấp C thì bạn có thể tạo các Ebook cao cấp kèm theo tính năng tải xuống để đọc.
Dù là đối tượng nào, bạn cũng cần đảm bảo website trên mobile được tối ưu, thận thiện với người dùng.
Bước 3: Tạo lịch biên tập Content SEO
Sau khi xác định mục tiêu và đối tượng mục tiêu, bạn cần xây dựng lịch biên tập Content SEO website. Đây là một lịch trình quy định thời gian xuất bản nội dung mới và loại content cần update. Nhờ đó, team content của bạn sẽ dựa vào đó mà lên kế hoạch viết nội dung với lịch đăng đều đặn. Sau đây là một số mẹo để xây dựng và tuân thủ lịch biên tập nội dung:
Sử dụng Outlook hoặc Google Calendar: để chia sẻ lịch biên tập với Team của mình và thiết lập lời nhắc cho người triển khai khi sắp hết thời hạn.
Cân nhắc tạo các đặc tính liên tục: một blog về chủ đề nào đó được xuất bản định kỳ và hãy tạo danh mục theo từng tính năng nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bài viết. Hãy dành nhiều thời gian chuẩn bị cho các loại Content như Video hay Infographic.
Mẹo: đừng lên kế hoạch quá xa bởi vì kế hoạch và mục tiêu Marketing thường thay đổi liên tục. Sẽ rất lãng phí nếu kế hoạch hoàn thiện nhưng không triển khai nữa.
Bước 4: Phân tích và đánh giá Content SEO
Cuối cùng, bạn cần phân tích và đánh giá tình trạng Content SEO web. Các chỉ số như Lượt xem trang, Liên kết, Nhận xét trên các blog, Lượt chia sẻ mạng xã hội và Tỷ lệ chuyển đổi cần được xem xét với 2 mục tiêu sau đây:
- Phân tích những hoạt động mang lại kết quả để bạn tận dụng triển khai chiến lược trước đó. Nhờ đó, bạn có thể sáng tạo các nội dung mà người dùng trên web ưa thích.
- Cập nhật và cải tiến nội dung cũ, giúp bạn tối ưu hóa từ khóa hiệu quả hơn. Nếu bạn tối ưu bài viết với một từ khóa mà nó lại mang lại nhiều lưu lượng truy cập cho trang khác, hãy tối ưu từ khóa mới phù hợp hơn.
IV. Tối ưu Onpage cho Content SEO
Phát triển nội dung chất lượng và ứng dụng SEO website là điều vô cùng quan trọng, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy nội dung đó trong kết quả tìm kiếm Google. Sau đây là cách tối ưu Onpage cho Content SEO mà bạn cần biết:
Tập trung vào từ khóa nhưng không lạm dụng: bạn đừng nhồi nhét từ khóa trong bài. Bạn cần sử dụng từ khóa trong tiêu đề bài viết, giúp Google hiểu bài viết đang đề cập vấn đề gì và truy xuất kết quả cho người dùng.
Sử dụng các Heading đúng cách: thẻ Heading (H1-H6) được dùng để phác thảo và thêm cấu trúc bài viết. Trong quá trình xây dựng nội dung, bạn cần sử dụng tối thiểu các Headline gồm H1, H2, H3 nhằm đáp ứng được bố cục bài viết chuẩn SEO.
Tối ưu hóa độ dài bài viết: độ dài bài viết không nói lên chất lượng của bài viết, nhưng một bài viết cung cấp đầy đủ thông tin thì tất nhiên phải dài. Cả Google và người dùng đều thích bài viết dài và mang lại nội dung chất lượng.
Tối ưu Internal Link: là yếu tố quan trọng không kém khi nó mang sức mạnh, uy tín từ trang này sang trang khác, điều hướng khách truy cập các trang có nội dung liên quan và vào các trang có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Tối ưu hóa chủ đề: bạn nên tối ưu các chủ đề và từ khóa lớn hơn, không để các từ khóa rời rạc trong bài bởi vì phần lớn lượt tìm kiếm của người dùng là các từ khóa đuôi dài.
Đặt mình vào vị trí người tìm kiếm: bạn cần đặt mình vào vị trí người tìm kiếm nhằm hiểu được nhu cầu tìm kiếm thông tin của họ. Nhờ đó, bạn có thể cung cấp thông tin chính xác, làm thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của họ.
V. 10 loại Content SEO phổ biến hiện nay
Tiếp theo, bạn cần biết đến 10 loại Content SEO phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Trang Sản phẩm (Product Page): là loại Content SEO phổ biến nhất, đây chính là trang bán hàng mà bạn dễ dàng thấy tại các website thương mại điện tử. Một trang sản phẩm tốt có thể Content cho SEO, Content cho PCC.
Bài đăng trên Blog (Blog Post): là loại nội dung SEO phù hợp nhất cho việc áp dụng kỹ thuật SEO trong bài viết. Các bài đăng này hấp dẫn và có khả năng thu hút liên kết hơn các trang sản phẩm. Bài đăng trên Blog cũng là nơi để xây dựng uy tín và chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp bất kỳ loại Content bên dưới.
Bài báo (Article): bài báo, bài phỏng vấn hay bài viết nổi bật là loại Content chính trên hầu hết website kiểu báo chí.
Bài danh sách (List): là một loại bài báo (Article) hay Blog Post. Tuy nhiên, nó trình bài theo dạng liệt kê với tiêu đề bài viết thường là “Top 10…”. Loại nội dung này được Google hiển thị dạng Featured Snippet, giúp bài viết nhận được nhiều lượt click hơn.
Bài hướng dẫn (Guide): là dạng nội dung dài, giải thích chi tiết quy trình thực hiện một vấn đề nào đó, có thể là các hướng dẫn trên nhiều trang. Bạn có thể hướng dẫn đầy đủ nội dung trên website hay đăng bản tóm tắt rồi yêu cầu người dùng điền form đăng ký để đọc toàn bộ.
Video: bên cạnh nội dung dạng văn bản, bạn có thể dùng video để gia tăng khả năng cạnh tranh các từ khóa. Các nội dung hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bạn có thể dựng một video chi tiết nhằm thu hút người xem.
Infographics: là nội dung được trình bày với dạng hình ảnh chứa nhiều dữ liệu (thường là dạng đồ thị hay biểu đồ) về một chủ đề nào đó. Loại nội dung này giúp bạn rack nhiều lượt xem và liên kết. Điểm hạn chế của nó là công cụ tìm kiếm không đọc được nội dung và khó tối ưu.
Trình chiếu (Slideshow): là cách để hiển thị một loạt hình ảnh liên quan. Đôi khi hình ảnh quan trọng hơn văn bản. Với loại nội dung này, tối ưu tiêu đề, chú thích, tên tệp hình,… vô cùng quan trọng bởi vì Google không thể đọc nội dung hình ảnh được.
Bảng: một bảng thuật ngữ chuyên môn được xây dựng sẽ tốt cho việc nắm bắt lượt tìm kiếm trên công cụ Google. Người dùng luôn ưu tiên tra cứu thuật ngữ trên Google hơn là dùng từ điển. Các thuật ngữ Marketing, thời trang, nấu ăn,… được rất nhiều người quan tâm.
Thư mục (Directory): là một phân loại hữu ích cho các liên kết tới các trang hay tài nguyên liên quan chủ đề.
VI. Lưu ý về SEO Content cho người kinh doanh Online
Nếu website của bạn không phải là trang báo điện tử, cũng không phải là một blog có tính riêng tư,… mà nó được sử dụng để phục vụ cho công việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thì bạn phải nhận thức nội dung ở đây là Content Marketing.
Content Marketing: cung cấp cho đối tượng khách hàng mục tiêu những nội dung hữu ích, thú vị và có tính liên quan đến lĩnh vực ngành nghề của bạn. Yếu tố Marketing được thể hiện ở việc bạn hiểu đối tượng mục tiêu đang có nhu cầu thông tin như thế nào, họ có xu hướng quan tâm đến những chủ đề nào trong cuộc sống, chúng có liên quan gì đến lĩnh vực kinh doanh của bạn không.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh giày thể thao, khách hàng của bạn có thể quan tâm tới các vấn đề như xu hướng giày thể thao, các chất liệu giày thể thao, cách lựa chọn giày hợp phong cách, bảo quản giày, cách hợp với các phụ kiện thời trang,… Trên website của bạn nên phát triển các nội dung xoay quanh những chủ đề trên.
>> Tối đa hóa giá trị kinh doanh trên website nhờ SEO & Content Marketing!
Nội dung chất lượng là một trong những yếu tố được xem trọng trong đánh giá của Google cũng như có giá trị với khách hàng mục tiêu của bạn. Và Content Marketing có nhiệm vụ xây dựng nội dung hữu ích. Nhưng nội dung chất lượng làm sao để được tìm thấy trên Google?
Lúc này, bạn sẽ cần SEO: lựa chọn từ khóa và tối ưu từ khóa trên trang, share nội dung lên các mạng xã hội, tối ưu hình ảnh, độ dài title,… Thêm điểm cộng nữa là khi tất cả các nội dung của bạn đều chuẩn SEO sẽ tạo nên sự cộng hưởng tăng sức mạnh SEO cho toàn bộ website. Càng ngày sự tích lũy nội lực website càng mạnh.
Tiếp tục với ví dụ trên, lấy chủ đề bảo quản giày để tạo nội dung. Khi tìm kiếm từ khóa thông qua công cụ Google Keyword Planner, bạn sẽ thấy có những từ khóa được tìm kiếm trung bình khá nhiều trong một tháng như: cách khử mùi hôi giày (1300 lượt tìm kiếm), cách giặt giày thể thao (590 lượt tìm kiếm), cách giặt giày trắng (880 lượt tìm kiếm),… Hãy tối ưu những từ khóa này trên trang có nội dung phù hợp (tỷ lệ từ khóa từ 2% – 5%, từ khóa xuất hiện trên thẻ tiêu đề, URL,…) để khi người dùng tìm kiếm sẽ thấy bài viết của bạn.
Ngoài các trang có nội dung bán hàng, trình bày trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ (thu hút các đối tượng đang có nhu cầu mua trong hiện tại), việc phát triển các bài viết blog với các thông tin liên quan đến ngành mà không mang yếu tố bán hàng sẽ giúp thu hút khối lượng lớn traffic. Nhóm đối tượng này thường cao gấp nhiều lần so với nhóm có nhu cầu mua hàng ngay hiện tại. Và họ có thể sẽ mua hàng trong tương lai. Nói cách khác, bạn đang xây dựng thương hiệu và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Như vậy, đối với người kinh doanh:
SEO Content phải là sự “kết tinh” của SEO và Content Marketing.
GOBRANDING – Công ty cung cấp dịch vụ SEO đầu tiên được đầu tư từ Nhật Bản.
Hãy điền form, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí chiến lược SEO phù hợp nhất với website của bạn
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO
Tags: #SEO content