5 cách để website chiến thắng cuộc chiến Thương Mại Điện Tử
Theo dõi GOBRANDING trênThương mại điện tử là xu hướng hiện tại và tương lai.
Có lẽ lời nhắc nhở rõ ràng nhất về điều này đã xảy ra gần đây khi Sears – một thương hiệu bán lẻ truyền thống của Mỹ nộp đơn xin phá sản.
Khi nhiều tập đoàn lớn hơn bắt đầu kinh doanh online và doanh số bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng, khả năng thu hút đám đông của một thương hiệu thương mại điện tử nhỏ hơn sẽ quyết định sự sống hay cái chết của nó.
Nhiều doanh nghiệp cho biết tại thời điểm này, tiếp thị nội dung (Content Marketing) là thành phần quan trọng giúp tăng trưởng doanh thu bán lẻ trực tuyến.
Bối cảnh của tiếp thị nội dung đang thay đổi một cách điên cuồng.
Khi các tiêu chuẩn của SEO, thiết kế website, viết nội dung,…tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp từ tất cả các ngành buộc phải liên tục điều chỉnh các phương pháp của họ cho phù hợp.
Một thực tế phũ phàng là một số chiến lược có thể hoạt động vô cùng hiệu quả vào hôm nay, nhưng sau đó sẽ hoàn toàn “lỗi thời” vào ngày mai.
Hãy tham khảo 5 cách các website thương mại điện tử nên dùng để chiến thắng trong tiếp thị nội dung.
Nội dung chính
1. Ưu tiên điểm E-A-T
Một trong những thay đổi quan trọng gần đây nhất đối với các nguyên tắc xếp hạng chất lượng tìm kiếm của Google đó là điểm E-A-T (Expertise: chuyên môn – Authority: thẩm quyền – Trust: độ tin cậy).
Hiện tại Google tập trung ưu tiên vào việc áp dụng điếm E-A-T cho các trang đánh giá sản phẩm riêng lẻ, hơn là ưu tiên cho các website của chính nhà sản xuất. Ý tưởng của Google là muốn người dùng có được nhận định về sản phẩm một cách khách quan nhất từ bên thứ ba hơn là những bài giới thiệu sản phẩm của đơn vị sản xuất ra sản phẩm đó.
Ví dụ cụ thể, nếu như website thương mại điện tử sản xuất ra nội dung cho sản phẩm họ đang bán dựa trên thông tin của nhà cung cấp, kết hợp với việc bổ sung thêm nhiều thông tin đánh giá chất lượng liên quan đến sản phẩm, thì trang thương mại điện tử này sẽ có thể đạt điểm E-A-T cao hơn.
Vậy làm thế nào để ứng dụng yếu tố này cho các thương hiệu thương mại điện tử?
Nếu bạn muốn các trang sản phẩm của bạn được xếp hạng cao trên SERPs, bạn cần tìm cách cải thiện điểm số E-A-T của mình.
Expertise – Chuyên môn
Bạn cần chứng minh với các công cụ tìm kiếm (và người dùng) rằng bạn có kiến thức chuyên môn về hàng hóa bạn bán.
Là một nhà bán lẻ thương mại điện tử, hãy bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng bạn làm việc với các nhà sản xuất có uy tín cao.
Ngoài ra, bạn có thể tiếp cận với các nhân vật nổi tiếng có chuyên môn trong ngành để họ đưa ra những lời giới thiệu các sản phẩm của bạn đến người dùng.
Chức năng, tính thẩm mỹ và tính hoàn thiện của trang web đóng một vai trò rất lớn trong cách các chuyên gia sẽ quyết định giới thiệu bạn và các sản phẩm của bạn.
Authority – Thẩm quyền
Điều này bao gồm tất cả vấn đề liên quan đến xác minh Chuyên môn.
Trong thế giới thương mại điện tử, các công ty lớn sản xuất các sản phẩm của riêng họ (như L.L Bean và Nike) dễ đàng được coi là có thẩm quyền cao.
Mặt khác, người bán bên thứ ba cần phải có bằng chứng rằng họ là một thương gia được xác minh cho một số sản phẩm.
Ví dụ: nếu trang web bán hàng của bạn được gắn biểu tượng Better Business Bureau (tổ chức phi lợi nhuận đánh giá các doanh nghiệp cho người tiêu dùng) và đã được tổ chức này xác minh, thì trang web của bạn có thể sẽ được đánh giá xếp hạng cao hơn so với những trang khác.
Trust – Đáng tin cậy
Làm cho các trang sản phẩm của bạn được xếp hạng tốt bằng cách thỏa mãn khách hàng. Ví dụ:
- Các trang sản phẩm của bạn có trả lời các câu hỏi hoặc mối quan tâm của người mua tiềm năng hay không?
- Có dễ dàng để liên lạc với bạn hay không?
- Việc đổi trả hàng hóa được giải thích rõ ràng?
- Phương thức thanh toán có dễ dàng?
- Có đánh giá của người dùng thực sự?
- Các trang có triển khai HTTPS không?
Đây chỉ là một vài yếu tố khi nói đến việc xây dựng niềm tin. Về cơ bản, các trang sản phẩm của bạn nếu có mô tả chi tiết hơn, trực quan hơn và bảo mật hơn, chúng sẽ được xếp hạng tốt hơn.
Điểm E-A-T đã trở nên vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện tại và sẽ còn có vai trò lớn quyết định thành công của trang thương mại điện tử trong tương lại. Để có được các trang sản phẩm được xếp hạng cao, những hướng dẫn này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị nội dung của bạn.
2. Tích hợp video vào trang sản phẩm và hơn thế nữa
Hạn chế lớn nhất của việc mua hàng trực tuyến là không thể nhìn trực tiếp vào sản phẩm. Đa phần người mua hàng sẽ không thể biết chính xác về sản phẩm mà họ sẽ mua cho đến khi họ cầm được nó trên tay.
Bây giờ, công nghệ AR đã và đang làm những điều tuyệt vời để khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu trực tuyến không có ngân sách để chi tiêu cho tính năng hào nhoáng này (trừ một số doanh nghiệp lớn mạnh như IKEA đã áp dụng công nghệ AR cho trang sản phẩm của mình)
Điều này có nghĩa là việc kết hợp video vào các trang sản phẩm và kế hoạch tiếp thị nội dung của bạn là điều bắt buộc. Trên thực tế, việc khách hàng tiềm năng của bạn yêu thích xem video giới thiệu sản phẩm hơn là mô tả bằng hình ảnh đơn thuần. Con số 75% người dùng online truy cập vào link có video là con số đủ sức thuyết phục bạn nên đầu tư sản xuất video cho sản phẩm mà bạn đang bán.
Với các trang sản phẩm, video thật tuyệt vời để cung cấp cho khách hàng của bạn một sự hiểu biết trực quan về những gì họ đang mua.
Hãy xem video này từ Leatherback Leather:
Video này mang đến cho người xem mọi thứ họ cần biết về sản phẩm, cùng với một số đánh giá cá nhân.
Nếu cho tới nay, bạn chỉ có hình ảnh và các mô tả về sản phẩm bằng văn bản, thì bây giờ ngoài trang giới thiệu sản phẩm, bạn có thể sử dụng video để thảo luận về các xu hướng mới nhất trong ngành của mình, so sánh các mặt hàng,…
Hãy nhớ rằng, các công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội (đặc biệt là Facebook) ưu tiên video trong các thuật toán xếp hạng của họ.
3. Tập trung vào các nền tảng đánh giá chất lượng từ các đối tác của Google
Gần như tất cả những người đã từng mua một thứ gì đó trực tuyến đều cho rằng những đánh giá của người mua khác trên trang sản phẩm có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Những đánh giá độc lập từ bên thứ ba sẽ là một đảm bảo cho khách hàng tiềm năng có một sự tin tưởng nhất định, nơi mà những đánh giá về sản phẩm là khách quan và không hề có động cơ đen tối của đơn vị bán hàng.. Đó là lý do tại sao những đánh giá có tác động mạnh mẽ trong việc thuyết phục mọi người mua.
Thật không may, nhiều công ty và dịch vụ đánh giá đã tận dụng điều này và sẽ đưa ra các đánh giá giả mạo trong nỗ lực tăng niềm tin của khách hàng.
Theo thời gian, cả người tiêu dùng và các công cụ tìm kiếm dần nhận ra những hành vi mờ ám này.
Các bài đánh giá trên Google đã là một dấu hiệu xếp hạng doanh nghiệp trong một thời gian, nhưng giờ đây, Google đã ưu tiên hơn những đáng giá đến từ bên thứ ba, là những đối tác đánh giá chính thức của Google. Điều này giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn khách quan hơn và tránh bị những đơn vị bán hàng tạo các đánh giá giả mạo.
Các nền tảng đối tác như Trustpilot và Yotpo đã cố gắng rất nhiều để đảm bảo tất cả các đánh giá là xác thực và kịp thời. Vì thế, Google coi chúng là tài nguyên đáng tin cậy. Những đánh giá được xác minh này có thể giúp cải thiện xếp hạng doanh nghiệp của bạn trên Google.
Hơn nữa, những đánh giá này giúp bạn thực sự trở nên nổi bật trong các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google:
Vì vậy, là một thương hiệu thương mại điện tử, sẽ rất khôn ngoan khi bạn chọn Nền tảng đánh giá Google được xác minh là nơi thu thập và quản lý phản hồi của khách hàng.
Nhiều chương trình trong số này cung cấp cho bạn khả năng hiển thị đánh giá về doanh nghiệp một cách trực quan trên trang web, phương tiện truyền thông xã hội và nhiều hơn thế nữa.
Đánh giá, lời chứng thực và tất cả các dạng nội dung khác do người dùng tạo là vũ khí tiếp thị nội dung cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là cho thương mại điện tử.
4. Hợp tác với Micro-Influencers
Nhiều thương hiệu nghĩ rằng chỉ những người có ảnh hưởng với lượng người theo dõi lớn nhất mới có giá trị cho một chiến dịch. Đây là một quan niệm sai lầm lớn khi tiếp thị bằng người ảnh hưởng (Influencers).
Nói cách khác, khi họ đang tiến hành tìm kiếm các Influencers tiềm năng, họ có xu hướng đặt số lượng người theo dõi làm yếu tố quyết định hàng đầu.
Đây không phải là một bước đi thông minh cho các thương hiệu nhỏ hơn bởi vì nó:
- Có thể rất tốn kém.
- Có thể không mang lại ROI tốt.
Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ hơn nên xem xét những người có ảnh hưởng vi mô (Micro-Influencers). Trái ngược với “megastar”, mức độ điển hình của một người có ảnh hưởng vi mô là dưới 100.000 người theo dõi.
Mức độ tương tác có xu hướng giảm khi một Influencer có nhiều người theo dõi hơn.
Các tài khoản có 1.000 người theo dõi hoặc ít hơn thường thấy tỷ lệ tương tác khoảng 8%, trong khi con số này giảm xuống còn khoảng 4% khi lượng người theo dõi lên tới 1.001 – 9.999.
Điều đáng nói là lượng người theo dõi ít hơn có xu hướng tập trung hơn vào thông điệp mà Influencer truyền tải. Khi đề cập đến tiếp thị có ảnh hưởng, sự tương tác sẽ luôn quan trọng hơn số lượng người theo dõi.
Một vài năm trước, Banana Republic (công ty thời trang) đã làm rất tốt khi chọn những Micro-Influencers để quảng bá sản phẩm của họ trên Instagram.
Bằng cách sử dụng một tập hợp những người có ảnh hưởng trong ngành với các phong cách thời trang và hashtag khác nhau, họ có thể tiếp cận nhiều phân khúc đối tượng khác nhau với giá tương đối rẻ!
Do đó, thay vì bỏ tất cả ngân sách của bạn vào một tên tuổi lớn, bạn nên khôn ngoan chọn một số Micro-Influencers khác nhau. Tỷ lệ tương tác của bạn có thể sẽ cao hơn nhiều và mang lại cho bạn ROI tốt hơn.
5. Marketing vì mục đích cao đẹp
“Cause Marketing” (Marketing vì mục đích cao đẹp) là một từ thông dụng lớn trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực tiếp thị nội dung, nó có thể làm nên điều kỳ diệu để tạo ra một cơ sở khách hàng trung thành và tận tụy hơn.
Theo Edelman, 64% người tiêu dùng mua theo niềm tin và sẽ chọn, chuyển đổi, tẩy chay hoặc tránh các thương hiệu dựa trên quan điểm của họ liên quan đến một vấn đề xã hội.
Bây giờ, doanh nghiệp có thể đóng góp một phần vào hàng tháng hoặc hàng năm cho một mục đích xã hội nào đó.
Hoạt động này cũng có thể giúp bạn định vị thương hiệu.
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần chọn một “nguyên nhân truyền thông” tương đồng với mục tiêu kinh doanh của bạn. Nếu không có sự phù hợp, nó sẽ trông giống như một trò PR rẻ tiền.
Chiến dịch “Buckets for a Cure” của KFC là một ví dụ điển hình về sự thất bại này. Vài năm trở lại đây, KFC đã kết hợp với Quỹ Susan G. Komen để nghiên cứu về bệnh ung thư vú và quyên góp 0,5$ cho mỗi phần gà được bán.
Số tiền huy động được là một thành công lớn. Tuy nhiên, từ góc nhìn PR, KFC đã bỏ lỡ sự liên kết về thương hiệu. Đơn giản là vì gà rán không liên quan gì đến ung thư vú.
Thậm chí nhiều người cho rằng đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú! Bài học từ case study này là hãy chọn một nguyên nhân khôn ngoan và chứng minh bạn có một sự tận tâm trong kinh doanh.
Tiếp theo, một khi bạn chọn một nguyên nhân phù hợp, bạn cần tìm hiểu chi tiết về cách bạn sẽ đóng góp. Hãy cẩn thận trong sự lựa chọn của bạn và hiểu làm thế nào nó sẽ có lợi cho cả hai bên.
Tóm lại Cause Marketing cho khách hàng thấy tiền của họ sẽ dành cho một điều gì đó cao cả hơn so với việc dành cho chính họ hay cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các hoạt động này có thể sẽ không khả thi cho một doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ. Điều quan trọng nhất mà bạn cần chứng minh cho khách hàng thấy rằng việc mua sản phẩm của bạn đang làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Kết luận
Không thể phủ nhận rằng nhiều website thương mại điện tử đang gặp khó khăn trong thời điểm hiện tại khi phải đối đầu với những kẻ khổng lồ trong ngành.
Nếu bạn nhìn vào tất cả các thương hiệu thương mại điện tử thành công ngoài kia (trừ Amazon và eBay), điểm chung lớn nhất là họ sản xuất và phân phối nội dung xuất sắc.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược có thể kéo khách về trang bán hàng của bạn hãy ghi nhớ năm chiến lược trên.
Nguồn: searchenginejournal.com
Dịch bởi: GOBRANDING
Chất lượng nội dung trên website cực kỳ quan trọng!
Và SEO giúp phân phối nội dung đó đến hàng ngàn người tìm kiếm trên Google.
GOBRANDING – công ty SEO Nhật Bản sẽ kiểm tra khả năng SEO website của bạn!
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO
Có thực là doanh nghiệp sẽ đạt được ROI từ việc làm SEO?
Cách Marketing Online hiệu quả tăng mạnh theo năm tháng
Tags: #phát triển website