7 bước xây dựng chiến lược PR hiệu quả cho doanh nghiệp

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Chiến lược PR là một phần quan trọng trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Vậy làm cách nào để xây dựng một chiến lược PR hiệu quả? Trong nội dung này, GOBRANDING sẽ cung cấp 7 bước trong quy trình hoạch định một chiến lược PR.

Ngày nay, nhờ Internet phát triển mà khả năng truyền bá thông tin cực kỳ nhanh chóng nên hoạt động PR online đã trở thành một trợ thủ truyền thông không thể thiếu trong chiến lược Marketing bởi:

  • Những bài viết quảng cáo, những bài báo PR hay các bài đăng trên trang mạng xã hội có thể được tối ưu hóa tìm kiếm nhờ vào các công cụ quảng cáo, khi đó doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiếp cận được khách hàng tiềm năng khi nằm ở top đầu kết quả tìm kiếm.
  • Khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp thông qua các đường link bài viết PR.
  • Chi phí đầu tư cho PR online thấp hơn so với PR truyền thống.
  • Có đa dạng cách thức và nội dung PR online nên thu hút được người xem hơn, đặc biệt là tổ chức các chương trình, sự kiện online dễ dàng, với chi phí thấp mà vẫn thu hút được lượng lớn khách hàng…

>> Tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa Quảng cáo, PR và Marketing

GOBRANDING sẽ chỉ ra 7 bước xây dựng chiến lược PR và phân tích case study Xây dựng chiến lược PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid-19”.

Bước 1: Phân tích tình hình

Có không ít những người làm PR bỏ qua hoặc không nghiên cứu kỹ bước này. Phân tích tình hình giúp nắm bắt và hiểu rõ được tình hình hiện tại để có thể tạo nên một chiến lược PR hiệu quả, đáng tin cậy và đáp ứng được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.

Ở bước này, bạn cần thu thập thông tin tổng quan thị trường qua việc phân tích theo mô hình PEST. Trong đó, bao gồm các yếu tố về Chính trị (P), Kinh tế (E), Công nghệ (T), Xã hội (S) tác động đến môi trường kinh doanh, hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Mô hình phân tích PEST trong chiến lược PR
Mô hình phân tích PEST.

Mặc dù đây là những yếu tố môi trường mang tính vĩ mô nhưng chúng có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp đầu tư, mở rộng ảnh hưởng ở một khu vực, quốc gia mới hay trong một bối cảnh, giai đoạn phát triển mới. 

Ví dụ: Phân tích mô hình PEST của Công ty Vinamilk

vinamilk chiến lược PR

Khái quát chung về công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk được thành lập vào ngày 20/8/1976, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt
Nam.

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản…

Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng
bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Vinamilk đã trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát
triển của đất nước và con người Việt Nam.

Phân tích tình hình trước khi triển khai chiến lược PR Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid-19″.

Yếu tố Chính trị (P):

– Trong những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để giảm thiểu tối đa số ca mắc và lây lan trong cộng đồng. Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị cho bệnh nhân
theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã tích cực vào cuộc, coi “chống dịch như chống giặc”, với chủ trương “minh bạch, công khai, không giấu dịch”,
mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để
không ai bị bỏ lại phía sau.

– Chính phủ có các phương án đảm bảo lương thực, thiết bị y tế cần thiết cho người dân, có biện pháp chống tăng giá, có các chính sách hỗ trợ cho những người thất nghiệp, người nghèo, các gói hỗ trợ doanh nghiệp… trong đại dịch Covid-19.

– Chi phí cách li, điều trị đều do nhà nước chi trả trong thời điểm đầu chống dịch.

Yếu tố Kinh tế (E):

– Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng đáng kể do đại dịch Covid. 

-Ngành giao thông vận tải bị ảnh hưởng nặng nề do Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đóng cửa biên giới, các cảng, sân bay, gây khó khăn cho việc xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài.

– Giá nguyên vật liệu gia tăng.

– Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Yếu tố Xã hội (S):

– Xã hội ổn định, không xảy ra quá hoang mang, lo lắng, xáo trộn. Người dân tin tưởng cao vào Chính phủ, Đảng và Nhà nước và đại bộ phận tích cực ủng hộ, phối hợp phòng chống dịch bệnh.

– Các khu dân cư có dịch bị phong tỏa, trường học đóng cửa, các hoạt động tụ tập đông người bị hoãn lại.

– Người dân được yêu cầu cách xã hội, chuyển sang làm việc online tại nhà. Đồng thời, theo dõi tin tức, giải trí trên các trang mạng xã hội, báo chí điện tử… nhiều hơn.

– Người tiêu dùng có xu hướng mua hàng online nhiều hơn.

Yếu tố Công nghệ (T):

– Chính phủ, Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan đẩy mạnh việc phối hợp cùng với các tổ chức, doanh nghiệp lớn để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển các thiết bị y tế và vacxin.

– Việc ứng dụng phân tích PEST một cách hiệu quả sẽ đảm bảo những gì doanh nghiệp làm phù hợp với sự thay đổi mạnh mẽ từ bên ngoài đang tác động đến mình. Bằng cách tận dụng sự thay đổi, doanh nghiệp có nhiều khả năng thành công hơn là chống đối lại nó. Phân tích PEST còn giúp tổ chức tránh được những quyết định sai lầm ngay từ đầu. Đặc biệt, PEST vô cùng hữu ích đối với doanh nghiệp bắt đầu việc kinh doanh ở một quốc gia hoặc khu vực mới. Nó giúp doanh nghiệp nhận định đúng đắn và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

– Bên cạnh đó, bạn cũng cần chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp của mình thông qua phân tích theo mô hình SWOT. Bằng cách phân tích theo mô hình SWOT, doanh nghiệp có thể xem xét tất cả các cơ hội mà mình có thể tận dụng được; hiểu được điểm yếu của mình, có thể quản lý hay xóa bỏ các rủi ro mà tổ chức, doanh nghiệp chưa nhận thức hết. Trong một số hoàn cảnh, phân tích SWOT giữa tổ chức và đối thủ cạnh tranh còn giúp doanh nghiệp phác thảo một chiến lược mà giúp phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, giúp cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.   

Ví dụ: Phân tích mô hình SWOT của Công ty Vinamilk trước khi tiến hành chiến dịch PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid-19”.

Điểm mạnh (S):

– Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Được coi là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam.

– Trong quý 1 năm 2020, doanh thu của Vinamilk đạt 14.153 tỉ đồng, vẫn tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ 2019, cung cấp việc làm ổn định cho
khoảng 6000 lao động và hơn 8500 lao động gián tiếp trên khắp các tỉnh thành.

Điểm yếu (W):

– Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản. Đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu nên chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên.

Cơ hội (O):

– Hỗ trợ cộng đồng  là mảng hoạt động mà Vinamilk đã có kinh nghiệm thực hiện trong một giai đoạn dài và có tiềm lực mạnh.

– Các sản phẩm của Vinamilk cũng góp phần hướng tới chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em, người yếu thế, đặc biệt trong hoàn cảnh đại dịch như thế này.

Thách thức (T)

– Số lượng lao động, nhân sự lớn, khiến công ty vừa phải đảm bảo nền tảng công nghệ để hỗ trợ hiệu quả cho làm việc và quản trị từ xa, đồng thời phải thực thi các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người lao động nhằm ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai mô hình PEST và SWOT bổ trợ cho nhau, giúp tổ chức, doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về môi trường kinh doanh. Từ đó, đưa ra được những đánh giá về tình hình để trả lời cho câu hỏi “Những vấn đề đặt ra cho hoạt động PR là gì?”

Bước 2: Xác định mục tiêu

Khi xây dựng chiến lược PR, bạn cần phải vạch ra mục tiêu cho những gì muốn đạt được. Ba cấp độ mục tiêu của chiến lược PR mà tổ chức, doanh nghiệp cần hướng tới đó chính là:

    • Nâng cao hoặc thay đổi nhận thức của công chúng về một vấn đề.
    • Xây dựng thái độ và ý kiến của công chúng.
    • Nỗ lực thúc đẩy hành vi.

Ví dụ: Trong chiến lược PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid-19”, mục tiêu của chiến lược là quảng bá hình ảnh tập đoàn, củng cố hình ảnh thương hiệu và xây dựng một cái nhìn thân thiện về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trong lòng người tiêu dùng, cũng góp công sức vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh của quốc gia.

Bằng cách xác định mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có định hướng rõ ràng cho chiến lược PR của mình và tối đa hóa sự thành công của các hoạt động PR.

Bước 3: Tìm hiểu công chúng

Nhóm công chúng mà tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng là ai? Họ muốn nghe gì? Điều gì kích thích họ thay đổi nhận thức và hành động? Đó là những câu hỏi chính mà bạn cần đặt ra khi xác định chân dung công chúng mục tiêu của mình.

Công chúng mục tiêu là các cá nhân, nhóm và cộng đồng có ảnh hưởng và quyền ra quyết định đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu của mình, bạn hãy nghiên cứu hành vi của họ, chẳng hạn như những ấn phẩm họ đọc và cách họ sử dụng phương tiện truyền thông. Bằng cách xác định đối tượng mục tiêu, tổ chức có thể điều chỉnh cách giao tiếp của mình cho phù hợp với hành vi của công chúng và do đó tăng hiệu quả của chiến lược PR.

Hãy mô tả chân dung nhóm công chúng mục tiêu của bạn chi tiết và rõ ràng để đảm bảo truyền thông “đúng người, đúng nơi, đúng lúc và đúng thời điểm”. 

Ví dụ: Công chúng mục tiêu của chiến lược PR là Chính Phủ, các nhà đầu tư, nhà phân phối và người tiêu dùng. Đặc biệt là những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19, các y, bác sĩ và bệnh nhân từ người già đến người trung tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và đang trong quá trình bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.

Bước 4: Xác định thông điệp 

Thông điệp gì mà bạn muốn công chúng mục tiêu của mình nghe và ghi nhớ? Chúng là một phần quan trọng của chiến lược PR vì chúng có thể định hình nội dung chương trình PR của tổ chức, doanh nghiệp. Thông điệp cần đáng tin cậy, dễ hiểu và thúc đẩy chương trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Để xác định thông điệp, tổ chức có thể tuân theo quy trình 4 bước sau:

    • Tập hợp những quan điểm và thái độ hiện có của công chúng
    • Xác định nội dung có thể thay đổi những quan điểm đó
    • Nhận diện những yếu tố thuyết phục
    • Đảm bảo rằng các thông điệp đều đáng tin cậy và có thể truyền tải thông qua hoạt động PR

Ví dụ: Thông điệp của chiến dịch PR là: “Sức khỏe của con người là tôn chỉ hành động và sứ mệnh mà Vinamilk luôn theo đuổi. Hơn lúc nào hết, Vinamilk sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, các Bộ Ngành, tổ chức xã hội trong hành trình chống dịch Covid-19”.

Bước 5: Thiết kế chiến lược và chiến thuật

Bạn sẽ sử dụng phương pháp gì để truyền tải thông điệp đến với công chúng mục tiêu?

Lập kế hoạch thôi là chưa đủ, cần xem xét, tìm cách tiếp cận với mục tiêu. Trong đó, chiến lược là cách thức để tổ chức thực hiện mục tiêu đã vạch ra, còn chiến thuật là những hoạt động cụ thể sẽ phải thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

>> Bên cạnh đó, bạn cũng cần quảng bá thương hiệu của mình bằng cách quảng cáo trên Google, tham khảo Dịch vụ quảng cáo Google uy tín.

Bạn cần chú ý loại bỏ các hoạt động chiến thuật không hỗ trợ cho chiến lược, liên kết chặt chẽ chiến thuật với chiến lược và chiến lược với mục tiêu. Cần phải thử nghiệm các chiến thuật để đảm bảo tính hiệu quả thực sự của nó. Nếu trong trường hợp cần phải thay đổi thì nên thay đổi chiến thuật trước khi quyết định thay đổi chiến lược.

Ví dụ: Chiến dịch PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid 19” 

Chung tay đẩy lùi dịch covid cùng vinamilkChiến lược:

    • Cùng chung tay góp sức chống dịch Covid – 19, sự đóng góp giúp chúng
      ta có nhiều thiết bị y tế phát hiện nhanh Covid – 19.
    • Tạo ra sự bùng nổ trong hoạt động ủng hộ cả nước chống dịch Covid-19, thu hút giới báo chí mục tiêu.
    • Kích thích việc đăng tải và cập nhật liên tục các thông tin về giai đoạn chống Covid – 19, đồng thời nhắc nhở mỗi cá nhân phải tự bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Chiến thuật:

    • Chiến thuật viết:
      + Thông cáo báo chí: Vinamilk chung tay cùng Chính phủ đẩy lùi đại dịch
      Covid 19. Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam của Vinamilk tặng 1,7 triệu ly sữa cho trẻ em khó khăn trên cả nước trong đại dịch Covid…
      + Đăng tải bài viết trên website của Vinamilk: www.vinamilk.com.vn
      + Nhiều cơ quan báo chí đăng tải đưa tin về việc Vinamilk hỗ trợ trong đợt
      Covid 19: Nhân viên Vinamilk “góp bước đi” gây quỹ ngăn ngừa Covid của
      báo điện tử chính phủ, , Vinamilk ủng hộ người dân miền Trung chống dịch Covid…
    • Chiến thuật nói:
      + Thông cáo báo chí phát trên radio.
      + Thông tin truyền miệng: Tăng cường sự hiện diện về hình ảnh của Vinamilk trong nhận thức của khách hàng là một thương hiệu sữa có uy tín, chất lượng tốt, các sản phẩm về sữa đa dạng và có nhiều hoạt động vì cộng đồng. Từ đó, họ sẽ giới thiệu đến những người khác về các sản phẩm của Vinamilk mà họ đã sử dụng và cảm thấy tin tưởng.
    • Chiến thuật hình ảnh:
      + Thông tin được đưa tin trên các phương tiện truyền thông: Trong bản tin thời sự 19h có đưa tin về sự hỗ trợ của Vinamilk dành cho Chính phủ chống đại dịch Covid.
      + Hình ảnh bà Mai Kiều Loan trao tặng 10 tỷ đồng được đăng tải trên mục tin tức – sự kiện của trang web Vinamilk.
      +Nhiều bài viết về hỗ trợ cũng như cùng nhau hỗ trợ chống dịch Covid 19 được đăng tải trên mạng xã hội thông qua các Fanpage của Vinamilk.

Bước 6: Xác định khung thời gian và cân nhắc nguồn lực

Xác định khung thời gian đảm bảo cho chiến dịch PR diễn ra đúng tiến độ và liên kết, phối hợp tốt giữa các bộ phận, các khâu công việc và các cá nhân với nhau.

Khi xác định khung thời gian, bạn cần chú ý tới hai yếu tố đó là thời gian chót của các công việc và nguồn lực cần để hoàn thành từng công việc. Để đảm bảo từng công việc hoàn thành trước thời gian chót, cần phải xác định rõ tất cả các công việc riêng lẻ cần thực hiện, phân công nhân lực và thời hạn hoàn thành cho từng đầu việc. Bên cạnh đó cũng có thời gian dự trữ cho từng khâu để chủ động trong việc điều hành.

Phân bổ ngân sách sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp mà vẫn phù hợp với mục tiêu của chiến lược PR cũng là một điều vô cùng quan trọng. Bạn cần đưa ra ngân sách cụ thể để có thể triển khai các hoạt động PR như chi phí thuê không gian, trang thiết bị, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu…

Ví dụ: Chiến dịch PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid 19”.

Thời gian diễn ra: Từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020.

Nguồn lực triển khai hoạt động PR bao gồm ngân sách và nhân lực:

Nhân viên công ty đóng góp số bước đi qua chương trình nội bộ, tự nguyện đóng góp một ngày lương.Hơn 2 tỷ đồng
1,7 triệu ly sữa trao tặng đến các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.12,5 tỷ đồng
Ủng hộ cho công tác
phòng chống dịch của Chính phủ và các địa phương, đồng hành cùng
lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Gần 20 tỷ đồng
Trao tặng các sản phẩm dinh dưỡng, tăng cường đề kháng để tiếp sức cho gần 1.000 cán bộ y tế tuyến đầu của thành phố Hồ Chí Minh.1 tỷ đồng
Ủng hộ 3.500 các y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn bị cách ly với các sản phẩm dinh dưỡng sữa tươi 100%, sữa chua uống bổ sung men sống Probi,
nước cam ép, các loại sữa đậu nành, sữa hạt.
1 tỷ đồng
Ủng hộ vào nguồn kinh phí của ngành y tế để mua sắm các thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh COVID 19.10 tỷ đồng

Bước 7: Đánh giá và đo lường chiến lược PR

Việc đánh giá là một quá trình diễn ra liên tục, giúp xác định được hiệu quả của công việc, những thành công hay thất bại, giúp cho việc sử dụng ngân sách một cách hiệu quả trên cơ sở tập trung vào những công việc được ưu tiên. Đồng thời, bước đánh giá giúp cho tổ chức, doanh nghiệp nhận diện và loại bỏ các mục tiêu không phù hợp.

Đo lường sự thành công của chiến lược PR cũng là một việc làm quan trọng. Tổ chức có thể tạo các công cụ đo lường của riêng mình hoặc đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPI) liên quan đến những gì mình muốn đạt được. Tổ chức cũng có thể đo lường thành công của mình bằng cách xem có đạt được mục tiêu trong khung thời gian đã định hay không. Bằng cách theo dõi kết quả của mình, tổ chức có thể xác định mức độ hiệu quả của hoạt động PR đang triển khai và nhận ra những công việc mình cần cải thiện.

Tìm hiểu thêm 7 chỉ số KPI đo lường hiệu quả hoạt động PR.

Ví dụ: Đo lường và đánh giá chiến dịch PR của Vinamilk

Đo lường kết quả của chiến dịch PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid 19” 

    • Bài đăng trên Fanpage “Vinamilk – Bí Quyết Ngon Khỏe Từ Thiên
      Nhiên” nhận được phản hồi tích cực với hơn 35.000 lượt tương tác, 794
      bình luận và 715 lượt chia sẻ.
    • Video “Vinamilk ủng hộ 10 tỷ đồng mua thiết bị y tế phát hiện nhanh
      Covid 19” trên YouTube đạt hơn 15000 lượt xem.
    • Nhiều đơn vị báo chí lớn đưa tin như VTV, Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ,
      Tiền phong…
    • Chỉ sau 5 ngày triển khai, với sự tham gia nhiệt tình của hàng ngàn nhân
      viên Vinamilk tại các đơn vị thành viên trong và ngoài nước, số bước chân
      thu được vượt xa mục tiêu ban đầu là 5 triệu bước để chạm đích với hơn
      20 triệu bước chân – tương đương hơn 2 tỷ đồng.
    • Gần 60.000 khẩu trang kháng khuẩn, 6.000 chai xà phòng rửa tay
      và hơn 86.000 hộp sữa được Vinamilk dành tặng cho gần 6.000 trẻ em có
      hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, góp phần bảo vệ các em tốt hơn trước
      dịch bệnh.
    • Gần 6.000 trẻ em tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết
      tật tại TPHCM nhận được sự hỗ trợ từ chương trình này cũng chính là đối
      tượng thụ hưởng của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam mà
      Vinamilk đã thực hiện trong nhiều năm qua. Ngoài ra, Vinamilk cũng dành
      tặng các phần quà đến các thầy cô giáo, nhân viên tại các trung tâm, hàng
      ngày nuôi dưỡng và luôn nỗ lực để các em được chăm sóc đầy đủ hơn.
    • Không chỉ hỗ trợ trẻ em khó khăn, hình thức gây quỹ bằng số bước chân
      còn khuyến khích nhân viên “giảm ngồi, tăng đi, năng vận động” trong
      hoạt động thường ngày. Điều này giúp nhân viên có được tinh thần tích
      cực, nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch
      bệnh.

Đánh giá chiến dịch PR “Cùng Vinamilk chung tay đẩy lùi Covid 19” 

Ưu điểm:

    • Tận dụng được chủ đề hot, được toàn thế giới quan tâm để thực hiện chiến
      dịch CSR (trách nhiệm xã hội).
    • Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất
      trong nước, cùng với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh ảnh hưởng trên thị trường.
    • Sử dụng nguồn lực tự có của doanh nghiệp để thực hiện chiến dịch.
    • Kinh phí sử dụng cho truyền thông thấp.
    • Nhận được sự ủng hộ của Chính phủ và toàn người dân.
    • Thông điệp lan tỏa đến các đối tượng công chúng một cách hoàn toàn tự
      nhiên, thể hiện được hình ảnh và tính chất xã hội của doanh nghiệp.
    • Chiến dịch PR này được coi là một trong những điểm sáng “kịp thời” – tiếp tục duy trì hình ảnh thương hiệu vì cộng động và lan tỏa slogan “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk.

Hạn chế:

    • Chưa tận dụng được hết sức mạnh của các kênh truyền thông, mạng xã hội hiệu quả như YouTube, Facebook… để tiếp cận, phản hồi những đối tượng công chúng khác nhau.
    • Hoạt động Marketing cần được cải thiện hơn vì hiện tại nó chưa xứng tầm với năng lực hoạt động của Vinamilk. Công ty cũng cần mở rộng quảng cáo, tiếp thị ở khu vực phía Bắc, đô thị nhỏ và vùng nông thôn.
    • Loại hình CSR ( trách nhiệm xã hội) từ thiện còn khá đơn giản, không có điểm nổi bật, mang tính ngắn hạn, dễ dàng bị trùng lặp.

Kết luận

Ngày nay, để có thể cạnh tranh với hàng trăm, hàng nghìn đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng những chiến lược PR phù hợp và bài bản, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo mối quan hệ tốt đẹp đối với công chúng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới các hoạt động PR online trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển sang nền kinh tế số trên Internet.

Đăng ký nhận tư vấn xây dựng chiến lược PR online hiệu quả tiếp cận hàng ngàn khách hàng mục tiêu 

Nhận tư vấn ngay!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
Bình luận
http://gobranding.asia/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi/ ------- http://gobranding.asia/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi/

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline