- Trang chủ
- Guides & Templates
- Mẫu kế hoạch Marketing chiến lược chuẩn mới nhất
Mẫu kế hoạch Marketing chiến lược chuẩn mới nhất
Theo dõi GOBRANDING trênMột bản kế hoạch chiến lược Marketing cụ thể là vô cùng cần thiết cho mọi doanh nghiệp trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động tiếp thị nào. Vậy làm sao để lập một kế hoạch đúng – đủ – hiệu quả nhất? Tham khảo và tải ngay bản kế hoạch Marketing mẫu của GOBRANDING với 21 slide kèm các ví dụ bảng biểu giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng lập kế hoạch cho doanh nghiệp năm 2023.
Nội dung chính
- 1. Kế hoạch chiến lược Marketing là gì?
- 2. Lợi ích khi ứng dụng mẫu lập kế hoạch chiến lược Marketing
- 3. Các yếu tố cần thiết trong mẫu kế hoạch chiến lược Marketing
- 3.1. Marketing Audit – Đánh giá tình hình
- 3.2. Phân tích SWOT
- 3.3. Marketing & Communication Objectives – Mục tiêu Marketing và truyền thông
- 3.4. Marketing Strategies – Chiến lược marketing
- 3.5. Action Plan & Event Calender – Kế hoạch hành động & Lịch sự kiện
- 3.6. Measure – Đo lường
- 3.7. Marketing Personnel – Nhân lực Marketing
- 3.8. Budgeting – Ngân sách marketing
- 4. Ứng dụng Mẫu kế hoạch chiến lược Marketing và tùy chỉnh phù hợp với doanh nghiệp của bạn
1. Kế hoạch chiến lược Marketing là gì?
Kế hoạch chiến lược Marketing là một tài liệu bằng văn bản hướng dẫn cho quá trình nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp trong suốt cả năm. Nó phản ánh các mục tiêu marketing hàng năm với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của công ty, đồng thời phác thảo cụ thể ngân sách cần phải chi cho các chiến lược là bao nhiêu.
Một mẫu kế hoạch marketing tốt cần phác thảo rõ ràng:
- Thị trường mục tiêu và các đối thủ cạnh tranh
- Các mục tiêu chính trong năm và cách các mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp vượt lên
- Các kết quả chính đóng vai trò là chỉ số cho sự thành công của doanh nghiệp
- Cách doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền và tài nguyên để đạt được mục tiêu của mình
Hãy nhớ rằng kế hoạch chiến lược Marketing có thể thay đổi tùy theo ngành hàng và mục tiêu của từng doanh nghiệp. Độ dài và định dạng không quan trọng bằng các chi tiết được đưa vào kế hoạch. Việc lập kế hoạch chiến lược Marketing bao gồm cả thực hiện nghiên cứu, nó giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng hiểu được kế hoạch và giúp doanh nghiệp phát triển như thế nào.
Đăng Ký Tải Ngay:
2. Lợi ích khi ứng dụng mẫu lập kế hoạch chiến lược Marketing
Các nhà tiếp thị sử dụng các mẫu kế hoạch chiến lược Marketing (plan Marketing) cụ thể để làm việc thông minh hơn vì nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tài nguyên của doanh nghiệp. Các mẫu kế hoạch marketing plan là một trong những công cụ hữu ích nhất để giúp các nhà tiếp thị “xây dựng một nền tảng vững chắc”. Các bản chiến lược marketing mẫu giúp xác định các mức độ ưu tiên và tạo ra một lộ trình rõ ràng về cách thức và thời điểm thực hiện các nhiệm vụ. Điều này giúp các nhóm ở bất kỳ quy mô nào đều làm việc hướng tới chung một mục tiêu.
Kế hoạch chiến lược marketing cung cấp và đưa ra cách tiếp cận nhất quán, có hệ thống mà doanh nghiệp có thể theo dõi, đánh giá và điều chỉnh theo thời gian. Khi một doanh nghiệp phát triển nhóm tiếp thị nội bộ, các thành viên của doanh nghiệp có thể tham khảo bản lập kế hoạch marketing mẫu và dựa vào kế hoạch làm quen và thực hiện nhanh hơn.
3. Các yếu tố cần thiết trong mẫu kế hoạch chiến lược Marketing
Không có các bản kế hoạch chiến lược Marketing nào đều giống nhau hoàn toàn tùy vào sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình doanh nghiệp, tuy nhiên thì chúng cũng sẽ có những khuôn khổ chung nhất định.
Dưới đây là 8 yếu tố quan trọng cần xác định và nghiên cứu khi xây dựng mẫu kế hoạch chiến lược Marketing:
3.1. Marketing Audit – Đánh giá tình hình
Đánh giá tình hình thị trường là bước quan trọng nhất cần làm khi bắt đầu xây dựng một plan marketing mẫu để có thể xác định được xu hướng thị trường ra sao và tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đang diễn ra như thế nào.
Việc đánh giá tình hình sẽ bao gồm các nội dung:
- Phân tích môi trường theo mô hình PEST.
- Dự báo xu hướng thị trường để có những đề xuất phù hợp.
- Phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ.
3.2. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đánh giá cả các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp để có thể xây dựng các chiến lược mục tiêu nhằm thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy kết quả.
Điểm mạnh và điểm yếu
Hãy xem xét các hoạt động bên trong của tổ chức doanh nghiệp của bạn: Điểm nào mà tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn thực sự nổi bật? Điều gì mà doanh nghiệp đang hoạt động tốt và điều gì cần được cải thiện? Bạn có bất kỳ giới hạn tài nguyên nào không?
Cơ hội và thách thức
Bây giờ hãy nhìn ra bên ngoài tổ chức để xem xét thị trường và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Nơi nào doanh nghiệp của bạn có cơ hội để thúc đẩy? Bạn đang đấu tranh để theo kịp điều gì? Có bất kỳ thay đổi thị trường nào mà doanh nghiệp của bạn cần xem xét không?
3.3. Marketing & Communication Objectives – Mục tiêu Marketing và truyền thông
Việc đặt ra các mục tiêu Marketing và truyền thông đóng vai trò quan trọng và được đề ra dựa trên mục tiêu kinh doanh do tổ chức thiết lập.
Một mục tiêu tốt cần thỏa mãn nguyên tắc SMART:
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Đo lường được
- Achievable: Có khả năng đạt được
- Relevant: Có tính liên quan để đạt được mục tiêu chung của tổ chức
- Time-bound: Thời hạn hoàn thành
>> Kết hợp Dịch vụ quảng cáo Google Ads để truyền thông thương hiệu hiệu quả: https://gobranding.com.vn/dich-vu-quang-cao-google-ads/.
3.4. Marketing Strategies – Chiến lược marketing
Đối tượng mục tiêu: Một số yếu tố cần quan tâm khi xác định đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp:
- Nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là gì (ví dụ: tuổi, vị trí, chức danh)?
- Họ quan tâm đến điều gì (ví dụ: sở thích, giá trị)?
- Hành vi tiêu dùng của họ là gì?
Marketing mix: Có thể sử dụng Marketing mix 4Ps, 6Ps, 7Ps,… tùy vào tình hình doanh nghiệp.
3.5. Action Plan & Event Calender – Kế hoạch hành động & Lịch sự kiện
Kế hoạch hành động: Cần xác định chiến dịch sẽ được triển khai trên các công cụ nào sử dụng kênh trực tiếp hay gián tiếp.
Lịch sự kiện: Cần xác định các sự kiện trong năm ảnh hưởng đến các chiến dịch Marketing như Giáng sinh, Lễ Tết,…
3.6. Measure – Đo lường
Một số vấn đề cần đo lường trong mẫu kế hoạch Marketing (Maketing plan) như sau:
- Đo lường danh sách khách hàng tiềm năng và so sánh hàng năm để quan sát xu hướng tăng hoặc giảm.
- Phân tích những khả năng tác động, ảnh hưởng tới hành vi và quyết định mua hàng của khách hàng trên các kênh thông qua so sánh giữa các năm.
- Đo lường các chỉ số đánh giá hiệu quả social và so sánh giữa các năm.
- Đo lường các chỉ số chuyển đổi người dùng.
- Theo dõi các thẻ được gắn trên mạng xã hội để phân tích định tính các lượt chuyển đổi xung quanh.
3.7. Marketing Personnel – Nhân lực Marketing
Để một chiến lược marketing được diễn ra một cách suôn sẻ nhất không thể thiếu việc tổ chức nguồn lực cho quá trình thực thi với các vai trò như: Marketing Manager, Marketing Executive, Content Marketing,…
3.8. Budgeting – Ngân sách marketing
Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê bất kỳ khoản chi phí khi thực hiện chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể biết mình có đủ khả năng chi tiêu cho các sáng kiến và ý tưởng mới. Sau đó, cố gắng hết sức để ước tính bất kỳ chi phí mới nào mà doanh nghiệp của bạn mong đợi trong năm tới. Đừng quên tính các chi phí liên quan đến bất kỳ nhân viên mới, người làm việc tự do hoặc đại lý bên thứ ba mà doanh nghiệp có thể cần dựa vào để hoàn thành công việc.
4. Ứng dụng Mẫu kế hoạch chiến lược Marketing và tùy chỉnh phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Mẫu kế hoạch chiến lược Marketing đã được xây dựng và sẵn sàng hoạt động, đã đến lúc doanh nghiệp của bạn áp dụng nó cho các nỗ lực tiếp thị của mình. Kế hoạch chiến lược Marketing sẽ giúp cho việc tiếp thị trở nên dễ dàng hơn khi doanh nghiệp đặt ra các nguyên tắc cho mọi dự án.
Bạn có thể làm quen với việc bắt đầu mọi dự án từ đầu, và điều đó không sao cả. GOBRANDING đã bao gồm các bước để bạn có thể sử dụng mẫu của mình với lợi thế lớn nhất.
Tải Và Bắt Đầu Lập Kế Hoạch Ngay Hôm Nay: