Các bước kiểm tra trước khi up website lên mạng -p2

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Bài trước chúng tôi đã hướng dẫn làm thế nào để kiểm tra một trang web, đầy đủ các thông tin được cập nhật mới nhất và các lưu ý để đảm bảo mọi công việc sẽ tốt hơn trước khi xuất bản website lên internet. Sau đây là các hướng dẫn dành cho Dev và SEOer

Phần trước: Các bước kiểm tra website trước khi đưa lên mạng -p1

9. Đăng ký Google Search Console

Google Search Console (trước đây là Webmaster Tools), đây là một công cụ vô giá với tất cả webmasters. Sau khi đăng ký Google sẽ thông báo cho bạn các vấn đề liên quan đến lỗi websiste, các dấu hiệu bất thường, lỗi 404, các hình phạt liên quan đến thuật toán cải thiện thứ hạng và các phần mềm độc hại nếu có phát hiện

Ngoài ra bạn có thể theo dõi hiệu xuất hoạt động của trang web , xác định các nội dung không tốt và loại bỏ các nội dung đó để Google không lặp chỉ mục. Xem các từ khóa nào đã đưa khách hàng đến website bạn và theo dõi backlink.

chia-se-quyen-truy-cap-Google-Web-Master-Tools

10. Thẻ tiêu đề (title tag) và thẻ

Thẻ tiêu đề là phần nội dung mô tả ngắn gọn cho nội dung bên trong trang. Mục đích là để người đọc chỉ cần nhìn vào tiêu đề là biết được nội dung bên trong sẽ đế cập đến việc gì.

Thẻ mô tả (meta tag) giúp người truy cập xem nội dung mô tả cho trang web trước khi quyết định click vào xem. Vì thế nếu bạn chú ý mô tả chính xác và lôi cuốn thì khả năng khách hàng click vào web sẽ cao hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm

vi-du-the-tieu-de

Thẻ tiêu đề (title tags) – bấm để xem hình lớn

11. XML Sitemaps/HTML Sitemap

Phần lớn các CMS như WordPress sẽ tự động tạo sitemap. Tuy nhiên các webmaster cần kiểm tra và điều chỉnh lại cho hợp lý.  Một sitemap phức tạp có thể sẽ làm việc index khó khăn và ảnh hưởng đến thứ hạng website bạn

12. Nhúng Google Analytics

Chỉ cần có tài khoản Gmail bạn có thể tạo ra mã và nhúng vào website. Việc này ra vô cùng đơn giản với các Dev. Với doanh nghiệp tham gia TMĐT, các thông số trên Google Analytics là hết sức quan trọng trong việc theo dõi và điều chỉnh chiến dịch marketing online. Nếu bạn chưa nhúng mà Google Analytcis và chưa biết cách đọc các chỉ số, hãy xem hướng dẫn tại đây

13. Kết nối với mạng xã hội

Là phương tiện không thể thiếu trong marketing online. Tuy nhiên ban đầu ít có doanh nghiệp nào đủ thời gian để xây dựng cả website, mạng xã hội như facebook, Google+ …. Tuy nhiên bạn nên setup sẵn các tính năng để sau này bạn có thể chủ động kết nội fanpage hay Google plus đến website, like và share thông tin một cách thuận lợi nhất.

14. Kiểm tra Bot Google

Một sai lầm nghiêm trọng khi bắt đầu chạy website trên tên miền chính đó là nhà phát triển web vẫn chặn Bot Google. Trong lúc lập trình và chạy thử nghiệm với một tên miền phụ, các lập trình viên thường chặn Bot Google để không index các thông tin thử nghiệm. Vì thế bạn phải nhớ kiểm tra việc này trước khi xuất bản website nhé. Nếu không Google sẽ không biết được sự hiện diện trang web của bạn

15. Đưa doanh nghiệp lên Google Map

Google có hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký tài khoản Google doanh nghiệp. Từ tài khoản này bạn có thể sử dụng để tùy chỉnh các thông tin trên Google Map, Google Plus.

Google-business-gobranding

Đưa doanh nghiệp lên Google – nhấn vào xem hình lớn.

16. Bảo mật cho website

Sử dụng các chứng thư số https không những giúp các giao dịch thương mại điện tử an toàn mà còn giúp khách hàng của bạn an tâm khi truy cập. Và đây cũng là một yếu tố mà Googles đánh giá website của bạn

Hùng Trịnh

 

GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
Bình luận
http://gobranding.asia/mo-hinh-to-chuc-phong-marketing/ ------- http://gobranding.asia/mo-hinh-to-chuc-phong-marketing/

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline