Các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing Online

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing Online là cách thức giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về mức độ thành công của chiến dịch mình đã triển khai. Vậy khi đo lường, chúng ta cần quan tâm đến các chỉ số nào để đánh giá khách quan nhất? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao doanh nghiệp cần phải đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing Online?

Đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing là chìa khóa để tối ưu tất cả các quy trình. Vậy việc đo lường giúp gì cho sự thành công của chiến dịch Marketing Online? GOBRANDING sẽ liệt kê các lợi ích tuyệt vời từ việc đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing như sau:

  • Giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả cuối cùng của chiến dịch Marketing mang lại như thế nào so với mục tiêu ban đầu từ đó rút ra kinh nghiệm để cải thiện cho các chiến dịch về sau.
  • Giúp doanh nghiệp đo lường ngay cả trong quá trình thực thi mà không cần phải đợi đến khi kết thúc chiến dịch Marketing. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể sớm phát hiện ra vấn đề, những nguy cơ, thuận lợi trong thời gian thực thi, từ đó nhanh chóng cập nhật và đưa ra những cải tiến, chỉnh sửa, nâng cấp, thay đổi kịp thời, thúc đẩy phương án sao cho phù hợp.
  • Giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được phản ứng của thị trường đối với các sản phẩm mới, dịch vụ mới, khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng và các chiến dịch mới như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng đánh giá thị hiếu và xu hướng mua sắm, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng hơn.
  • Giúp doanh nghiệp so sánh kết quả đạt được so với chỉ số hiệu suất ngành có hiệu quả hay không? Bên cạnh chỉ số hiệu suất ngành thì doanh nghiệp cũng có thể so sánh với hệ quy chiếu đã thiết lập trước đó. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ sớm phát hiện ra chiến dịch có đang gặp phải vấn đề gì không? Vì sao kết quả chưa đạt được so với chỉ số hiệu suất ngành hoặc hệ quy chiếu doanh nghiệp thiết lập?
  • Đối với các nền tảng quảng cáo, việc đo lường cũng giúp doanh nghiệp xem chiến dịch hiệu quả không và AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ tự động đề xuất cải thiện chiến dịch Marketing của doanh nghiệp trên các nền tảng quảng cáo tốt hơn.

2. Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing Online

Cách đánh giá hiệu quả Marketing Online của doanh nghiệp đơn giản và được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng nhất là sử dụng các chỉ số để đo lường. Dưới đây, GOBRANDING sẽ chia sẻ cho bạn các chỉ số đo lường phổ biến.

chỉ số đo lường hiệu quả marketing
Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing Online.

2.1. Cost Per Wafer – Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPW)

CPW (Cost Per Wafer) là chỉ số cho biết với số tiền doanh nghiệp bỏ ra thì chi phí dành cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đo lường trên nhiều kênh khác nhau như Facebook, Google, Instagram, Youtube,… để xác định đâu là thị trường mạnh nhất của mình và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng kênh Marketing.

Ví dụ: Trong cùng một tháng, doanh nghiệp bỏ ra 10 triệu chạy quảng cáo Facebook thu về được 50 đơn hàng và 10 triệu chạy Instagram thì được 30 đơn. Lúc này chỉ số CPW (Facebook) là 200.000 VNĐ/đơn và CPW (Instagram) là hơn 333.000 VNĐ/đơn. Qua chỉ số đo lường này có thể thấy được chi phí bỏ ra cho mỗi đơn hàng thu về từ quảng cáo trên Facebook thấp hơn so với chi phí bỏ ra cho mỗi đơn hàng thu về từ quảng cáo trên Instagram. Từ đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo trên kênh Facebook nhiều hơn để tối ưu chi phí và cải thiện lại chiến dịch quảng cáo trên Instagram sao cho hiệu quả với chi phí thấp nhất.

2.2. Cost Per Lead – Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL)

CPL (Cost Per Lead) là chỉ số thể hiện chi phí bỏ ra cho 1 khách hàng tiềm năng. Đích đến của CPL chính là tạo ra các Lead, tức là thu về thông tin những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng chứ không phải sẵn sàng 100% bỏ tiền mua hàng. Nghĩa là khách hàng có tìm đến sản phẩm của mình thông qua các hoạt động Marketing Online như chạy quảng cáo trên các trang thông tin và để lại tin nhắn, trao đổi sản phẩm và hỏi giá hay không? Và để thu được 1 lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền?

Ví dụ: Doanh nghiệp chi ra 100 triệu chạy quảng cáo trong 1 tuần và thu được 500 khách hàng tương tác. Khách hàng để lại tin nhắn hỏi giá sản phẩm, trao đổi dịch vụ thì chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng lúc này là 200.000 VNĐ/khách.

2.3. Customer Acquisition Cost – Chi phí sở hữu khách hàng (CAC)

Một trong những chỉ số đánh giá chiến lược Marketing Online quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là chi phí để có được một khách hàng mới (CAC). Chỉ số CAC có thể đánh giá được sự thành công của chiến dịch Marketing Online và xem chiến dịch có tạo ra giá trị bền vững hay không? CAC cũng là con đường tắt giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong các chiến dịch Marketing Online của mình. 

Ví dụ: Khi xem xét giá mỗi lượt nhấp chuột (CPC) cho mỗi quảng cáo: quảng cáo 1 có CPC là 100.000 VNĐ, quảng cáo 2 có CPC là 200.000 VNĐ, quảng cáo 3 có CPC là 300.000 VNĐ.

Nếu quảng cáo 1 có thể tạo ra cùng một lượng khách hàng như quảng cáo 2 và 3 với chi phí thấp hơn thì doanh nghiệp nên xem xét kỹ lưỡng khi đầu tư ngân sách cho quảng cáo 2 và 3. Sau đó tập trung vào việc cải thiện kết quả doanh nghiệp nhận được từ quảng cáo 1.

2.4. Click Through Rate – Tỷ lệ click (CTR)

CTR (Click Through Rate) là chỉ số đo lường trong SEO và quảng cáo Adwords. Chỉ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm người dùng đã xem quảng cáo và nhấp vào quảng cáo đó. Chỉ số CTR thường dùng để đánh giá hiệu quả marketing của các chiến dịch quảng cáo, từ khóa và đo lường chất lượng nội dung trang đích (Landing Page).

Ví dụ: Quảng cáo hiển thị 1000 lần thì có 10 lần được người dùng click vào. Lúc này CTR sẽ bằng 1%. Để tăng CTR thì nội dung cần được tối ưu sao cho hấp dẫn người xem hơn.

2.5. Cost Per Action – CPA

CPA (Cost Per Action) là chỉ số giúp doanh nghiệp biết được chi phí phải trả cho mỗi hành động của khách hàng là bao nhiêu. Cụ thể, mỗi khi khách hàng có bất cứ hành động nào như: hoàn thành biểu mẫu, cài đặt ứng dụng, đăng ký dùng thử, đăng ký tư vấn,… thì doanh nghiệp đều phải trả tiền cho những hành động này.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được cần bao nhiêu để chi trả trên một khách hàng để từ một người truy cập thông thường trở thành một khách hàng sẵn sàng chi trả tiền cho sản phẩm của mình. Chỉ số CPA thường được dùng đo lường các hoạt động Marketing Online như: Affiliate Marketing, Social Media Marketing,…

2.6. Cost Per Click – CPC

CPC (Cost Per Click) được hiểu là chi phí mà doanh nghiệp phải trả sau mỗi lần người dùng click chuột vào quảng cáo. Mỗi lần khách hàng nhấp chuột tức là khách hàng có quan tâm vào quảng cáo đó. Đây là chỉ số đặc biệt quan trọng khi đo lường hiệu quả Marketing Online vì chúng cho biết mức chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đưa traffic về trang đích.

Trong quá trình cài đặt quảng cáo trên các nền tảng lớn như: Google, Youtube, Facebook đều cho phép cài đặt sẵn CPC. Khi vượt qua con số đã cài đặt thì quảng cáo trên các nền tảng này có thể tự động dừng lại.

2.7. Cost Per Engagement – CPE

CPE (Cost Per Engagement) là chi phí mà doanh nghiệp cần phải trả khi người xem có bất kỳ hành vi nào tác động lên quảng cáo của mình. Chẳng hạn như: bày tỏ cảm xúc, share, like, dislike, bình luận, bấm vào link dưới quảng cáo, bấm nút tạm dừng, bấm vào xem page. Thậm chí là kéo xuống đọc bình luận bài quảng cáo và bày tỏ cảm xúc với bình luận ấy hoặc report page/bình luận thì CPE vẫn ghi nhận những hành vi này và tính phí.

Cách đánh giá hiệu quả Marketing Online này sẽ giúp doanh nghiệp biết được mức độ tương tác của người xem với quảng cáo của mình có hiệu quả hay không? Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp để phát triển cái hay và cải thiện những yếu tố cần khắc phục.

2.8. Cost Per View – CPV

CPV (Cost Per View) được hiểu là chi phí mà doanh nghiệp phải trả khi người dùng xem quảng cáo video. Và ngược lại, nếu người dùng không click xem video hoặc ngừng xem video khi chưa đến khoảng thời gian bắt buộc thì doanh nghiệp sẽ không phải mất một khoản phí nào cả.

  • Đối với Facebook, lượt xem sẽ được tính ngay sau khi người dùng xem video được 3 giây. Thông thường, người dùng có thói quen quyết định nên xem tiếp video hay không trong khoảng 3-5 giây đầu tiên.
  • Đối với Google và Youtube, lượt xem sẽ được tính ngay sau khi người dùng xem video được 5 giây.

Nhờ cách đo lường này mà doanh nghiệp có thể đánh giá được nội dung video của mình có chất lượng hay không, hình ảnh, âm thanh, màu sắc,… có hấp dẫn hay không để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

3. Các công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch Marketing Online

Để đo lường được các chỉ số và đánh giá chiến lược Marketing Online có hiệu quả hay không, GOBRANDING sẽ gợi ý các công cụ theo dõi dưới đây.

công cụ đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing
Các công cụ đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing Online.

3.1. Google Analytics

Đây là một trong những công cụ đo lường hiệu quả Marketing phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Công cụ này cung cấp đa dạng tính năng, hỗ trợ người dùng phân tích và tối ưu hóa nội dung.

Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể xác định có bao nhiêu người dùng đã đọc nội dung của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn xem xét được mối quan hệ giữa các kênh cũng như các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing quan trọng để đánh giá chuyên sâu và đưa ra giải pháp cải thiện phù hợp.

Sử dụng Google Analytics đo lường hiệu quả marketing
Google Analytics hỗ trợ người dùng phân tích và tối ưu hóa nội dung.

Nhờ công cụ Google Analytics mà doanh nghiệp có thể xem các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing như sau:

  • Lead: Trong Google Analytics, chỉ số Lead có tên gọi khác là Goals. Từ chỉ số này, bạn có thể đo lường khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng hay không? Sau đó, doanh nghiệp cũng có thể tính được chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL) là bao nhiêu để đánh giá được hiệu quả chiến dịch Marketing của mình.
cách xem chỉ số Goals trên Google Analytics
Hướng dẫn cách xem chỉ số Goals trên Google Analytics

>> Xem thêm: 6 loại thống kê cần xem trên Google Analytics.

  • View: Chỉ số này sẽ giúp bạn đo lường mức độ tương tác và quan tâm của khách hàng đối với chiến dịch Marketing của bạn bằng số lần lượt xem trang và thời gian ở lại xem quảng cáo. Từ chỉ số này, doanh nghiệp bạn có thể tính được chi phí phải trả khi người dùng xem quảng cáo là bao nhiêu.
Google Analytics đo lường mức độ tương tác của khách hàng
Đo lường mức độ tương tác của khách hàng bằng Google Analytics.

Bên cạnh đó, công cụ đo lường hiệu quả Marketing Google Analytics cũng giúp bạn xem thêm các chỉ số như: số lượt xem trang, tỷ lệ thoát trang, thời gian trung bình trên trang,… Từ đó bạn có thể biết được mức độ quan tâm của khách hàng về sản phẩm cũng như đo lường được nội dung thể hiện có đủ hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không.

các chỉ số đo lường khác trên Google Analytics
Một vài chỉ số đo lường trên Google Analytics.

3.2. Google Adwords

GOBRANDING sẽ gợi ý các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing bạn có thể xem trên Google Adwords như sau:

  • CPC: Nếu doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm trên trang mạng tìm kiếm, mạng hiển thị nhưng chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng trong một khu vực địa lý, vào một thời điểm nhất định thì doanh nghiệp nên áp dụng CPC và đo lường hiệu quả hoạt động Marketing của mình.
xem CPC trên Google Analytics
Cách xem CPC trên Google Analytics
  • CTR: Mỗi quảng cáo, từ khóa và trang thông tin sẽ có CTR riêng mà bạn có thể thấy trong tài khoản của mình. Dựa vào chỉ số này mà bạn có thể biết được người dùng thấy quảng cáo và trang thông tin của bạn hữu ích và phù hợp hay không? Từ đó bạn sẽ dễ dàng đo lường, phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp kịp thời cho chiến dịch Marketing của mình.
xem chỉ số CTR trên Google Analytics
Xem chỉ số CTR trên Google Analytics.

3.3. Các công cụ đo lường khác

  • Social Mention

Công cụ đo lường hiệu quả Marketing Social Mention giúp doanh nghiệp kiểm duyệt các chủ đề và những keyword “hot”. Social Mention cũng cho phép theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing quan trọng về traffics trên tất cả các nền tảng. Với Social Mention, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm được chủ đề mới cho các nền tảng mạng xã hội hoặc trang web của mình.

  • Buffer

So với những công cụ đo lường hiệu quả Marketing khác thì Buffer được đánh giá khá cao về tính năng. Công cụ đo lường này có khả năng phân tích các bài đăng, bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà cân nhắc chọn những gói Buffer với các mức phí khác nhau.

Với gói miễn phí, Buffer cho phép doanh nghiệp truy cập thông tin vào các nền tảng như: Google Plus, Twitter, Facebook và LinkedIn. Đồng thời, công cụ đo lường này còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng phạm vi kết nối trên mạng xã hội.

  • Scoop.it

Đây là một công cụ có khả năng phân tích và quản lý nội dung vô cùng hiệu quả. Vai trò của Scoop.it cũng tương tự như Buffer, Scoop.it cung cấp một mạng lưới riêng, giúp doanh nghiệp có thể xuất bản, chia sẻ bài post và cài đặt vào những công cụ xã hội chính thống.

Bên cạnh đó, Scoop.it còn đo lường số lượng khách hàng truy cập, lượt xem, đánh giá và chia sẻ bài đăng. Công cụ đo lường hiệu quả Marketing này còn tích hợp với Google Analytics nhằm tăng tính khả thi.

  • Cyfe

Cyfe là công cụ cho phép người dùng giám sát website trên nhiều nền tảng khác nhau. Qua đó, doanh nghiệp có thể nhận diện được toàn cảnh hiệu quả của chiến dịch Marketing Online của mình.

Cyfe còn có khả năng tách các trang tổng quan thành nhiều nhóm trực quan. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tập trung vào một yếu tố nhất định trong chiến dịch Marketing của mình, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội hoặc tài chính.

4. Một số chỉ số đo lường cụ thể trong từng kênh Marketing Online

Có hàng trăm chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing để doanh nghiệp xác định thành công của chiến dịch. Nhưng quan trọng nhất là chọn đúng chỉ số và công cụ đánh giá cho từng chiến dịch cụ thể.

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing khác nhau cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chi tiết khác nhau. Ví dụ: Số lượt xem video và hiển thị quảng cáo giúp đo lường phạm vi tiếp cận chiến dịch Marketing. Hoặc đo lường được chi phí trên mỗi hành động của khách hàng cũng giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của chiến dịch.

các chỉ số đo lường hiệu quả các kênh Marketing Online
Các chỉ số đo lường hiệu quả cho từng kênh Marketing Online

GOBRANDING gợi ý một vài ví dụ về các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing cho các kênh khác nhau có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về cách tối ưu hóa ngân sách một cách tốt nhất. Cụ thể:

  • Email Marketing: Unsubscribe Rate (tỷ lệ hủy đăng ký), Bounce Rate (tỷ lệ email hỏng), Open Rate (tỷ lệ mở), CTR (tỷ lệ click),…
  • Digital Marketing: cost-per-action (CPA), click-through rate and impressions.
  • Social Media: Awareness (khả năng tiếp cận), Engagement (độ tương tác), Conversion (khả năng chuyển đổi),…
  • Website: Google PageSpeed ​​Insights (công cụ đo lường tốc độ website), Traffic (lưu lượng truy cập), Time on site (thời gian trên trang), Bounce Rate (tỷ lệ thoát),…
  • Content Marketing: Số lượt thích và chia sẻ, bình luận, đề cập, lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic),…
  • Video and Streaming TV Ads: số lần hiển thị và tổng thời gian xem.
  • Sales: thời gian phản hồi của nhóm bán hàng, số lượng cuộc gọi bán hàng và đánh giá cuộc gọi bán hàng.
  • Revenue: mỗi kênh đang tạo ra bao nhiêu doanh thu.
  • SEO: thứ hạng trung bình của từ khóa, lượng tìm kiếm từ khóa và lưu lượng truy cập không phải trả tiền.

5. Kết luận

Marketing Online là một trợ thủ đắc lực trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Để doanh nghiệp phát triển tối đa những điểm mạnh và cải thiện những điểm chưa tốt thì cần phải đo lường và đánh giá chi tiết hiệu quả mọi quy trình trong chiến dịch. Với những thông tin chi tiết về các chỉ số và công cụ đo lường hiệu quả Marketing trên, GOBRANDING hy vọng các nhà quản trị, đội ngũ Marketing doanh nghiệp có thể tìm được phương án triển khai chiến dịch hiệu quả mà vẫn tối ưu chi phí.

Để nâng cao hiệu quả chiến dịch Marketing Online thì xây dựng website là điều quan trọng hàng đầu. Tiếp đến là thực hiện chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông khác. Hãy liên hệ với GOBRANDING ngay để có được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia Nhật – Việt.

GOBRANDING – Đối tác tốt nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu số, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chiến dịch Marketing Online

Nhận tư vấn ngay!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

Bình luận
http://gobranding.asia/mo-hinh-to-chuc-phong-marketing/ ------- http://gobranding.asia/mo-hinh-to-chuc-phong-marketing/

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline