Content Marketing là gì? Vị thế trong kinh doanh Online
Theo dõi GOBRANDING trênContent Marketing là gì và tại sao chúng ta lại hay gọi nó là vua? Trong kinh doanh online, Content Marketing có vị thế như thế nào? Vấn đề sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết sau đây!
Nội dung chính
1. Content Marketing là gì?
Content Marketing còn được gọi với tên tiếng Việt quen thuộc: tiếp thị nội dung.
Content Marketing là hoạt động tạo ra, quản lý và phân phối những nội dung có giá trị, liên quan trong lĩnh vực của doanh nghiệp đến đối tượng mục tiêu.
Content là gì? Content (nội dung) là trung tâm của mọi hoạt động tiếp thị, bao gồm tất cả những thông tin, thông điệp mà khách hàng mục tiêu nhận được dưới nhiều hình thức như: chữ, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu, màu sắc,…
Một bài báo hướng dẫn cách làm trắng da bằng dầu dừa trên website của một doanh nghiệp sản xuất dầu dừa. Một bức ảnh về quyền bình đẳng giới của Dove. Một video quảng cáo sản phẩm. Tất cả những thông tin (chứa thông điệp) mà khách hàng nhận được chính là Content.
Tuy nhiên, không phải nội dung nào do doanh nghiệp sản xuất cũng là Content Marketing. Yếu tố Marketing được thể hiện ở việc lấy khách hàng mục tiêu làm trung tâm, nội dung phải:
- Thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thỏa mãn đúng nhu cầu thông tin hiện tại của họ.
- Liên quan đến lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp (lĩnh vực mỹ phẩm thì không sản xuất nội dung về xe).
Nếu không thỏa mãn 3 điều trên, Content đó sẽ trở thành nội dung rác!
Một điều đặc biệt về Tiếp thị nội dung mà bạn cần chú ý:
Copywriting thiên về sáng tạo những nội dung liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ với mục đích thuyết phục mua. Còn Content Marketing mang mục đích rộng hơn: xây dựng niềm tin và mối quan hệ với khách hàng thông qua khối lượng lớn nội dung hữu ích.
Ví dụ:
Copywriting: Mua sữa rửa mặt của chúng tôi sẽ giúp da bạn trắng hồng.
Content Marketing: 3 bước rửa mặt giúp da sáng hồng (không hề nhắc tới sản phẩm của doanh nghiệp, chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức có giá trị cho khách hàng).
Content Marketing dần dần tạo sự thân quen, tin tưởng, yêu thích của khách hàng (cho dù họ chưa mua sản phẩm/dịch vụ) với doanh nghiệp theo thời gian bằng chuỗi nội dung độc đáo, thú vị, hữu ích. Và khi nảy sinh nhu cầu mua, họ sẽ dành sự ưu ái hơn cho bạn. Hoặc khi người quen của họ cần, họ sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn!
Tiếp thị nội dung hướng tới “giáo dục” khách hàng bên cạnh việc trực tiếp quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của công ty. Những kiến thức mà khách hàng nhận được là các giải pháp giúp họ cải thiện công việc và cuộc sống. Chúng tốt đến mức có thể khiến họ tin tưởng, trung thành với thương hiệu của bạn.
Để tổ chức và liên tục sáng tạo nội dung sao cho vẫn giữ được sự xuyên sốt trong hành trình “làm quen và trở nên thân thiết” với khách hàng tiềm năng, bạn cần coi:
Content Marketing là sự đầu tư dài hạn và có chiến lược định hướng nội dung rõ ràng.
>> Xem thêm Dịch vụ Content Marketing tại GOBRANDING.
2. Ví dụ về Content Marketing
Để phát huy hiệu quả của Content Marketing, chuỗi nội dung phân phối phải được lên kế hoạch trước, có mục tiêu cụ thể, cùng hướng về mục tiêu truyền thông và mục tiêu Marketing chung của doanh nghiệp.
Dưới đây là chiến dịch truyền thông cho dòng sản phẩm “Dạ hương bạn gái” của công ty dược Hoa Linh vào năm 2016.
Mục đích: tăng nhận diện thương hiệu thông qua “giáo dục” các bạn gái mới lớn về tầm quan trọng của sức khỏe vùng kín và chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì.
Các nội dung trong giai đoạn này đều xoay quanh mục đích trên, được phân phối qua nhiều kênh online khác nhau: website, báo điện tử, SEO, Facebook, Youtube…
3. Vị thế của Content Marketing trong kinh doanh online
Trong thời kỳ Marketing 4.0 với sự phát triển công nghệ số và tính lan truyền mạnh mẽ của các kênh online (mạng xã hội, blog, email,…) khiến Content Marketing trở nên bùng nổ và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Hoạt động Content Marketing được chú trọng hơn bao giờ hết. Có cả một đội ngũ chuyên trách để phát triển tất-tần-tật về nội dung trực tuyến một cách thống nhất trong mục tiêu chiến lược truyền thông cụ thể.
Chắc chắn khi kinh doanh online bạn phải có cho mình ít nhất một kênh giao tiếp trực tuyến với khách hàng. Nó có thể là thông qua trung gian như Facebook, Zalo,… hay chính chủ như xây dựng một website riêng. Và những gì bạn cần để liên tục duy trì kết nối với khách hàng chính là nội dung.
Với Marketing truyền thống, nội dung được sản xuất ở mật độ ít hơn, khi nào cần quảng cáo hay PR mới cần đến. Vì vậy, thời kỳ này chỉ xuất hiện vị trí Copywriter. Tuy nhiên khi internet bùng nổ, con người có thể kết nối thông tin liên tục, do đó doanh nghiệp cũng cần duy trì sự chú ý liên tục của khách hàng với thương hiệu bằng cách sản xuất nội dung thường xuyên. Dựa trên nhu cầu này, vị trí Content Marketing ra đời, có trách nhiệm xây dựng chiến lược, tổ chức và không ngừng sáng tạo nội dung.
Bên cạnh đó, internet và công nghệ tương tác tạo môi trường cho người dùng lan truyền, chia sẻ các thông tin nhanh đến chóng mặt. Đây là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng cùng lúc với chi phí rẻ hơn. Điều cốt yếu là nội dung của bạn có đủ thu hút, thú vị, hữu ích và chạm đến cảm xúc khách hàng hay không. Bạn thấy đấy, lúc này vai trò của Content Marketing nằm trong nhóm yếu tố quyết định thành bại.
>> Tìm hiểu ngay 7 Lỗi phổ biến khi lập kế hoạch Content Marketing cho Website.
4. Các loại Content Marketing thường gặp
Thực tế, bạn đang tiếp xúc với vô vàn Content Marketing được tạo nên từ các doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước.
4.1. Content Marketing dạng Blog
Khi nói đến Content Marketing thì cần nói đến Blog đầu tiên bởi tính phổ biến và mức độ quan trọng của nó. Đối với nhiều doanh nghiệp, Blog được xem là trung tâm của chiến lược tiếp thị nội dung, và GOBRANDING cũng thế.
Các bài viết Blog chủ yếu ở dạng chữ. Do đó nó đơn giản, tốn khá ít thời gian và rẻ hơn nhiều so với các dạng khác. Đồng thời, nó có thể được khách hàng tìm thấy thông qua Google, mạng tìm kiếm lớn nhất Thế Giới. Người đọc có thể chia sẻ chúng qua nhiều kênh khác nhau. Đây là giải pháp cung cấp thông tin giá trị một cách nhanh chóng với chi phí khá thấp.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy Blog được tích hợp trên website mang thương hiệu “chính chủ” của doanh nghiệp, nơi mà giá trị bài viết sống cùng với sự tồn tại của website. Hãy thử tưởng tượng có mấy khi bạn lục các bài đăng trên Fanpage Facebook từ thời 2017? Chúng ta hầu như chỉ cập nhật các thông tin trên mạng xã hội trong khoảng thời gian ngắn.
Ngược lại, hãy thử nhớ về các lần bạn tìm kiếm trên Google, bạn có để ý nhiều lần mình nhận được các bài viết cách đây nhiều năm? Hoặc khi vào một website bất kỳ, bạn search một chủ đề nào đó và bạn vẫn có thể được tiếp cận với bài viết cũ.
Một bài viết chất lượng trên Blog thông qua việc sử dụng dịch vụ SEO (tối ưu trang web giúp xuất hiện trên trang nhất Google) sẽ phát huy giá trị lâu dài theo thời gian.
Blog làm tăng giá trị thương hiệu website. Nếu một trang web hoàn toàn tập trung vào các nội dung bán hàng, nó sẽ chỉ ở dạng “giao dịch” và người kinh doanh chỉ nỗ lực vào đối tượng đang có nhu cầu mua. Tuy nhiên, điều này làm cho website như một cái hồ nông, không có các nội dung hữu ích để củng cố nhận thức, tăng cường mối quan hệ khăng khít với khách hàng hiện tại và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tạo chuyển đổi trong tương lai. Bên cạnh đó, website nội dung ít rất khó có thể tiếp cận đến hàng người tìm kiếm do bị Google đánh giá thấp.
Hơn thế, một khi khách hàng đã vào website của bạn, họ ít bị nhiễu hơn so với các kênh khác bởi có quá nhiều thông tin khác nhau lôi kéo sự chú ý (Facebook, trang báo điện tử, email,…).
4.2. Content Marketing dạng Infographic
Khi tách Infographic thành hai từ: infor + graphic. Đây là dạng nội dung cung cấp thông tin dưới dạng ngắn gọn qua hình ảnh đồ họa. Thông tin trực quan dễ dàng thu hút người đọc, tạo sự dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ.
Với một khối lượng thông tin, số liệu có giá trị được nằm gọn trong một hình ảnh sẽ tạo điều kiện cho người đọc chia sẻ nhiều hơn, đặc biệt khi mà các mạng xã hội đều ưu tiên sự thu hút bằng hình ảnh.
Infographic có thể dùng với rất nhiều loại thông tin: số liệu thống kê, kể chuyện thương hiệu, các loại nội dung hướng dẫn, so sánh, kết quả nghiên cứu, mô tả một quy trình, giới thiệu doanh nghiệp,… bất kỳ nội dung nào mà bạn muốn hình ảnh hóa.
4.3. Content Marketing dạng Video
Chắc hẳn bạn đã xem qua rất nhiều Video trên Youtube, Facebook,… hay trên cả các website với độ dài cực ngắn (vài giây) đến dài cả mười mấy phút của rất nhiều các thương hiệu.
Từ khi mạng xã hội bùng nổ, không khó để thấy hàng ngày có vô số Video đạt hàng chục ngàn đến hàng triệu lượt xem và chia sẻ. Điều này thúc đẩy các nhà Marketing sản xuất Viral Video, nhắm vào thị hiếu (Video hài hước, mới lạ, bất ngờ,…) và tính xã hội của con người (Video về các vấn đề xã hội như nữ quyền, bảo vệ môi trường, bữa cơm gia đình,…).
Bạn cũng cần quan tâm tới hình thức Live Stream. Từ năm 2016, Live Stream đã nhanh chóng được ứng dụng mạnh mẽ bởi người bán hàng nói riêng và người dùng mạng xã hội nói chung. Đây là dạng Video được phát trực tiếp trong thời gian thực. Càng nhiều người xem càng cho thấy nội dung của bạn có sức hút. Live Stream cực kỳ hữu ích khi bạn muốn cho khác hàng xem một sự kiện đang diễn ra của doanh nghiệp, các mẫu sản phẩm được quay trực tiếp, giao lưu trực tuyến với khách hàng,…
4.4. Content Marketing dạng ngắn hạn
Content Marketing ngắn hạn không nói về độ dài nội dung mà là về mức độ hữu ích của nội dung theo thời gian.
Những nội dung ngắn hạn thường mang tính xu hướng hoặc thông báo sự kiện, bản tin trong một khoảng thời gian nhất định. Nó chỉ có giá trị và được quan tâm trong thời gian ngắn.
Content Marketing trên mạng xã hội có đặc trưng ngắn hạn bởi hành vi lướt nhanh các thông tin mới của người dùng cũng như cách thức cập nhật bản tin của nhà cung cấp. Rất hiếm có ai dùng mạng xã hội để tìm đọc những nội dung đã quá lâu. Chúng ta đều bận rộn với khối lượng lớn “tin hot” hiện hành. Bởi vậy, giá trị mỗi bài đăng trên mạng xã hội cần được khai thác tối đa trong một thời gian nhất định. Sau đó chúng sẽ nhường chỗ cho đợt bài đăng mới, hoặc như chúng ta hay nói: để lâu sẽ bị trôi bài (trừ phi bạn thực hiện quảng cáo cho bài đăng ấy khiến nó xuất hiện liên tục đến khách hàng).
4.5. Content Marketing dạng Email
Bản tin Email cũng là một dạng của Content Marketing mà chúng ta vẫn hay nhận từ các doanh nghiệp mỗi ngày.
Email là một công cụ xâm nhập sâu vào tính riêng tư của mỗi cá nhân. Do đó, nếu bạn được khách hàng cho phép gửi tin thì thật tuyệt vời, thông điệp của bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng mối quan hệ với họ.
Bạn có thể thấy Content Marketing xây dựng “tình cảm” với khách hàng qua rất nhiều Email khác nhau: lời chúc các ngày lễ, chúc sinh nhật, gửi các bài viết blog hữu ích định kỳ, cung cấp giải pháp bằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, thông báo sự kiện, bản tin vắn tắt,…
4.6. Content Marketing dạng Game
Nội dung dạng Game dễ bắt gặp nhất trên mạng xã hội vì tính kích hoạt sự lan truyền và tương tác của khách hàng với thương hiệu. Trong đó, sản phẩm/dịch vụ thường được lồng ghép vào nội dung trò chơi và quà thưởng. Kiểu nội dung Game đơn giản, phổ biến nhất trên Facebook như: like, comment, share, tag 3 người bạn, nhanh tay nhanh mắt, trả lời trắc nghiệm A B C D,…
Một kiểu nội dung Game khác ít gặp hơn dành cho các doanh nghiệp “chịu chơi” hơn, đó là dùng App để làm Game. Điều này có nghĩa là bạn phải thiết kế nguyên một ứng dụng trò chơi riêng trên mobile hoặc website của mình. Chơi Game trên App sẽ tạo cho khách hàng trải nghiệm độc đáo, ít bị nhiễu bởi quá nhiều quảng cáo xung quanh và ấn tượng mạnh hơn về thương hiệu.
4.7. Content Marketing dạng Ebook
Content Marketing dạng Ebook thường cung cấp cho người dùng một tập hợp kiến thức trong lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp.
Khách hàng chủ yếu nhận được Ebook ở định dạng PDF bằng cách download, và đổi lại doanh nghiệp sẽ thu thập được thông tin khách hàng như tên, email,… do khác hàng chủ động cung cấp để nhận được Ebook miễn phí.
Ebook có thể dài 5 trang hoặc trên 30 trang. Mức độ chuyên sâu của nội dung Ebook giúp tăng niềm tin khách hàng: doanh nghiệp là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đang kinh doanh.
4.8. Content Marketing do người dùng tự tạo
Nội dung do người dùng tự tạo là sự cho phép người dùng tham gia vào việc đăng tải nội dung do chính họ tạo vào kho nội dung của bạn. Hiện nay tại Việt Nam có một số website sử dụng nội dung do người dùng tự tạo như: BrandVietnam, Webtretho, Blogradio, Foody, Lozi…
Cùng khách hàng đóng góp vào kho nội dung của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tương tác nhiều hơn với thương hiệu. Họ cảm thấy mình được lắng nghe. Đồng thời, người dùng cũng tin tưởng các góp ý, kiến thức đến từ cộng đồng hơn là lời tự quảng cáo của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự kiểm soát tốt các các luồng nội dung đến từ khách hàng.
5. Những kỹ năng cần có của một Content Marketing giỏi
Bạn yêu thích sáng tạo và muốn trở thành một chuyên gia Content Marketing đầy tài năng? Đừng bỏ lỡ cơ hội này! GOBRANDING sẽ chia sẻ với bạn 7 kỹ năng quan trọng để trở thành một nhân viên Content Marketing chuyên nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết và tỏa sáng với nghề Content Marketing nhé!
5.1. Nghiên cứu và khai thác thông tin
Bạn muốn đạt được hiệu quả mong đợi thì việc phân phối nội dung đến đúng đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong Content Marketing. Đây cũng chính là lý do tại sao nhân viên Content Marketing cần phải có kỹ năng nghiên cứu, thu thập và khai thác thông tin về tệp khách hàng tiềm năng liên quan đến độ tuổi, giới tính, nơi ở, nhu cầu và những trăn trở của họ. Những thông tin này sẽ giúp nhân viên Content Marketing hiểu rõ thị hiếu nổi bật trên thị trường và xây dựng nội dung mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
5.2. Xây dựng chiến lược Content Marketing
Chiến lược nội dung là một bước quan trọng trong Content Marketing bao gồm quá trình thiết lập ra một kế hoạch, sáng tạo và đánh giá hiệu quả của nội dung ở hình thức trực tuyến nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và tiếp thị. Nhân viên Content Marketing cần phải có kỹ năng xây dựng chiến lược nội dung để tạo ra kế hoạch nội dung rõ ràng và thu hẹp khoảng cách giữa chỉ tiêu KPI và kết quả thực tế.
Trước khi lên kế hoạch nội dung, Content Marketing cần xem xét chỉ số KPI để xác định các bước cần làm để đạt được mục tiêu. Trên thực tế không phải lúc nào các bạn lên kế hoạch và thực hiện một cách hiệu quả, chiến dịch nội dung cũng có thể đáp ứng được chỉ tiêu KPI đã đề ra trước đó. Tuy nhiên, điều này không quan trọng, vì một chiến lược nội dung tốt bao gồm quy trình đo lường và phân tích nên nội dung có thể được tối ưu hóa để đạt được hiệu suất cao hơn trong tương lai.
>> Xem ngay bài viết 7 điểm then chốt giúp chiến lược Content Marketing hiệu quả.
5.3. Quản lý dự án
Một chuyên viên Content Marketing giỏi cần phải có khả năng hoạch định và quản lý nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau. Vì trong công việc Content Marketing, bạn sẽ thường xuyên phải tham gia vào việc xây dựng chiến lược, quản lý và báo cáo kết quả cho các cấp trên về chiến lược nội dung tiếp thị của mình. Do đó, việc quản lý hiệu quả nội dung trên các nền tảng là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công trong công việc.
5.4. Làm việc nhóm
Nếu bạn muốn trở thành một Content Marketing thành công thì bạn cần phải sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt. Vì trong lĩnh vực này, việc hợp tác và trao đổi thông tin là rất quan trọng để xây dựng được các chiến dịch nội dung chất lượng và tránh thông tin sai lệch. Điều này cũng giúp tăng cường hiệu quả và chất lượng làm việc nhóm. Chính vì thế, bạn cần có khả năng lắng nghe tích cực để các thành viên trong nhóm có thể hiểu nhau hơn và tăng hiệu suất làm việc của toàn nhóm.
5.5. Giao tiếp và viết lách tốt
Để trở thành một chuyên gia Marketing Content và tạo ra các nội dung thu hút độc giả nói chung và khách hàng nói riêng, bạn cần phải có kỹ năng viết lách tốt. Điều này giúp bạn có thể truyền tải thông điệp ý nghĩa và biến chúng thành câu chuyện lôi cuốn hơn. Bên cạnh đó, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt để phỏng vấn và trò chuyện với nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, mối quan tâm và trăn trở của người dùng và tạo ra những nội dung đáp ứng được tốt hơn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
5.6. Kỹ năng SEO
Với hơn 5,6 tỷ lượt tìm kiếm trên Google mỗi ngày, các chuyên gia Content Marketing không thể bỏ qua việc hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của SEO để xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website. Bạn cần cập nhật các xu hướng và phương pháp SEO mới nhất để cải thiện thứ hạng từ khóa và nội dung của websites trên Google và các công cụ tìm kiếm.
5.7. Chỉnh sửa và sản xuất video
Dạng nội dung video hiện nay đang được ưa chuộng và các chuyên viên Content Marketing thường sử dụng để thu hút khách hàng mục tiêu nhiều hơn so với các bài viết văn bản thông thường. Vì vậy, để trở thành một chuyên viên Content Marketing tốt, bạn cần phải biết cách tạo và chỉnh sửa video. Bạn không cần phải là một chuyên gia chỉnh sửa video, nhưng ít nhất cần phải có kiến thức cơ bản để có thể tạo ra video cho nội dung của mình.
Bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách tìm kiếm và học theo hướng dẫn trên các kênh Youtube về cách chỉnh sửa video. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa video miễn phí như Canva để có thể thực hành và phát triển kỹ năng của mình.
5.8. Thiết kế đồ họa
Khi làm content, bạn nên lưu ý rằng khách hàng sẽ nhớ tới 65% chi tiết nếu đó là nội dung văn bản kết hợp với hình ảnh liên quan. Hơn nữa, 80% Content Marketing cho rằng hình ảnh là loại nội dung chính họ dùng trên mạng xã hội. Bạn không cần phải là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, nhưng bạn cần biết tạo hình ảnh đơn giản và kết hợp với content chất lượng để mang lại hiệu quả chiến dịch content thành công. Với Canva, công cụ chỉnh sửa ảnh đơn giản và dễ sử dụng, bạn có thể sử dụng các mẫu có sẵn để tạo ra ảnh cho blog, website hay mạng xã hội của mình.
6. Nghề Content Marketing có cấp bậc và thu nhập như thế nào?
Content Marketing sẽ có mức lương sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, vị trí địa lý và cả công ty mà bạn đang làm việc.
Thông thường, thu nhập trung bình của một Content Marketing sẽ dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể chia thành các cấp bậc khác nhau như sau:
6.1. Content Marketing Intern hoặc Junior
Trong ngành Content Marketing, vị trí đầu tiên mà một bạn sẽ bắt đầu làm việc là vị trí Thực tập sinh. Vị trí này không đòi hỏi quá cao về tri thức và kinh nghiệm mà được đánh giá thông qua tinh thần cầu tiến và đam mê học hỏi. Với vị trí này, bạn sẽ có cơ hội học hỏi cách xây dựng nội dung chất lượng.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc bán thời gian và kiến thức cơ bản về Content Marketing, hãy dũng cảm ứng tuyển vào vị trí Junior.
- Với 1 – 3 năm kinh nghiệm, mức lương của một Content Marketer ở cấp bậc Junior có thể dao động từ 5 triệu đến 8 triệu đồng mỗi tháng.
- Nếu bạn là một Content Marketer mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm, mức lương sẽ từ 1 triệu đến 5 triệu đồng mỗi tháng.
6.2. Senior Content Marketing
Vị trí Senior Content Marketing yêu cầu phải có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn để có thể tự giải quyết những khó khăn phát sinh trong công việc. Ngoài ra, Content Marketing còn phải đảm nhận việc thiết lập kế hoạch và đảm bảo khai thác triển khai đúng tiến độ, có kỹ năng lãnh đạo và sở hữu khả năng viết Content Marketing với cấp độ nâng cao (kiến thức chuyên môn cao và các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu).
Với 4 – 8 năm kinh nghiệm, mức lương của một Content Marketer ở cấp bậc Senior có thể dao động từ 10 triệu đến 25 triệu đồng mỗi tháng.
6.3. Creative Director
Creative Director được xem là vị trí cao nhất và là mục tiêu của hầu hết những ai theo đuổi nghề Content Marketing. Như tên gọi của mình, sự sáng tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ của Creative Director không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đúng, đủ, chuẩn mà còn phải liên tục đổi mới, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất.
Với 9 – 10 năm kinh nghiệm, mức lương của một Content Marketer ở vị trí Creative Director có thể từ 30 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng.
7. Kết luận
Trong thời đại của sự kết nối, Content Marketing giữ vai trò trọng yếu trong việc thu hút và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần có sự tổ chức nhân sự, đầu tư nghiêm túc và liên tục cho chiến lược tiếp thị nội dung, đặc biệt là trên môi trường Marketing Online. Qua bài viết trên, GOBRANDING hy vọng bạn đã hiểu Content Marketing là gì. Nếu bạn đang tìm Dịch vụ Content Marketing, hãy điền form bên dưới để nhận tư vấn kế hoạch và chiến lược nội dung tốt nhất.
Không ngừng tạo ra các nội dung chất lượng giúp đẩy mạnh nội lực website.
Đăng ký ngay để nhận giải pháp khiến thông điệp của bạn hấp dẫn khách để lại liên hệ!
Nhận tư vấn
chiến lược Content Marketing
Tags: #Content Marketing