Chỉ số đo lường hiệu quả sau mỗi chiến dịch email marketing
Theo dõi GOBRANDING trênĐánh giá hiệu quả sau mỗi chiến dịch email marketing là công việc quan trọng. Nó cho thấy, bạn có thực sự đạt được mục tiêu hay chưa và rút ra những bài học vô cùng giá trị cho các chiến dịch tiếp theo.
Các công cụ gửi email marketing đều có hệ thống đo lường bằng những con số cụ thể. Bạn khá dễ dàng đánh giá hiệu quả sau mỗi lần gửi thư tiếp thị.
Nội dung chính
Tổng số email gửi đi
Nắm số liệu này để căn cứ đánh giá cho các số liệu tiếp theo. Bạn cần biết có bao nhiều người nhận, mở email… trong tổng số email gửi đi.
Tổng lượt mở email marketing
Người nhận click mở email marketing thì hệ thống sẽ tính 1 lượt mở. Nếu tổng số lượt mở càng lớn thì rõ ràng email nhận được sự quan tâm của nhiều người. Dấu hiệu tốt.
Và trong tổng số lượt mở đó, bạn cần xem bao nhiêu email mở bằng di động, desktop? Điều này giúp bạn xác định đối tượng của mình sử dụng loại thiết bị nào nhiều hơn. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Nên theo dõi tổng số lượt mở trong mỗi chiến dịch. Đây là thước đo quan trọng nhất cho thấy sự thành công hay thất bại của chiến dịch. Chỉ số này càng cao sẽ cải thiện tích cực cho các chỉ số khác và khi đó, cho thấy chiến dịch đã mang lại kết quả tốt.
Khi có tổng lượt mở email marketing và tổng số email gửi đi bạn quy ra tỷ lệ mở email nhanh chóng.
Tỷ lệ click vào quảng cáo trong email (CTR)
Nếu tỷ lệ mở email cao những CTR thấp cho thấy bạn kết nối tốt với khách hàng nhưng họ có thể không hứng thú với nội dung hoặc chưa có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ đang tiếp thị.
CTR là dấu hiệu rõ nhất của việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và doanh thu có hiệu quả hay không.
Theo trang MarketingProfs, CTR trung bình trên thế giới là 2.3%. Ngành giáo dục, sức khỏe, sản phẩm bán lẻ thường đạt CTR tốt nhất.
Số liệu về báo cáo lạm dụng
Khi khách hàng nhận email marketing và chuyển nó vào thùng rác thì đó là những số liệu về báo cáo lạm dụng. Số liệu báo cáo lạm dụng còn thấp thì hiệu quả chiến dịch email marketing càng cao.
Hoàn toàn không thể chắc chắn rằng danh sách data chính xác tuyệt đối và không có người nào đưa email marketing của bạn vào mục thư rác. Nhưng vẫn có thể hạn chế tối đa báo cáo lạm dụng bằng cách cung cấp tùy chọn không nhận email tiếp thị. Hoặc thử nghiệm tầng suất gửi thư đi để khách hàng không cảm thấy bị dồn dập quá nhiều email, có thể họ sẽ không cho thư vào thùng rác nữa.
Tỷ lệ phản hồi (chuyển đổi)
Tỷ lệ phản hồi đo sự lường sự tương tác của người nhận với người gửi. Tương tác có thể là nhấp vào URL trong email, trả lời lại, hoặc gọi điện, đặt hàng… Tỷ lệ chuyển đổi cao kéo theo doanh thu có từ email marketing cao.
Tỷ lệ email bị hỏng
Là tỷ lệ email không đến được người nhận. Có thể là do hộp thư người nhận hết dung lượng, họ chủ động chặn thư. Hoặc email đó không tồn tại, sai địa chỉ.
Khi có quá nhiều email marketing bị hỏng thì hệ thống có thể sẽ đưa bạn vào danh sách đen và chặn toàn bộ thư được gửi từ hệ thống máy chủ/tên miền đó.
Tỷ lệ hủy đăng ký theo dõi
Tỷ lệ hủy đăng ký theo dõi càng cao tương đương với email marketing gửi đi không phù hợp, nội dung không có sức cuốn hút, không hữu ích với khách hàng.
Nếu tỷ lệ này cao hơn 2% thì chiến dịch email tiếp thị này chưa đạt hiệu quả, bạn cần xem xét lại.
Việc theo dõi sát sao các chỉ số trên sẽ giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh, cập nhật mới phù hợp hơn nữa, nâng cao hiệu quả cho những chiến dịch email marketing về sau.
GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO
Xem thêm:
Phải biết trước những gì trước khi gửi email marketing?
Kinh nghiệm làm email marketing của những marketer giỏi
Nguyên tắc gửi Email marketing không bị spam
Tags: #Email Marketing