Giải pháp nào đưa doanh nghiệp vượt qua cơn đại dịch Covid-19?

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến ngày càng phức tạp, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng ta ngày nay đang mở cửa hội nhập quốc tế nên cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các hoạt động sản xuất, cung ứng, vận tải thương mại, hàng không, du lịch… bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. 

I. Sự suy giảm của doanh nghiệp bởi đại dịch covid 19

Theo số liệu nghiên cứu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) vừa công bố trong “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020”. Nghiên cứu được khảo sát thực hiện gần 10.200 doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm cung cấp những góc nhìn cụ thể và chi tiết nhất về ảnh hưởng của “làn sóng” Covid-19 tới toàn nền kinh tế Việt Nam và những phương pháp ứng phó của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trong thời kỳ covid
Gần 90% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, đại dịch Covid đang tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, 87,2% doanh nghiệp cho biết, họ chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm, các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng. Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”.

doanh nghiệp trong thời kỳ covid
Doanh nghiệp FDI cũng ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch đại Covid.

Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, với 89,3% cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn thứ 2, với con số 88%. Tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm quy mô vừa và quy mô siêu nhỏ thấp hơn một chút, lần lượt ở mức 87,3% và 87,2%. Nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn”, “hoàn toàn tiêu cực” là cao nhất, với con số 87,7%. Các nhóm doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực thấp hơn một chút, ở mức 86,1%.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tác động của đại dịch Covid-19 với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc biệt lớn. Lĩnh vực chịu ảnh hướng lớn nhất là May mặc (97%), Thông tin truyền thông (96%), Sản xuất thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động cơ (93%)…Kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4% không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh doanh tốt. Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm Bất động sản (100%), Thông tin truyền thông (97%), Nông nghiệp/thuỷ sản (95%). 22% doanh nghiệp FDI cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp.

doanh nghiệp trong thời kỳ covid
Nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng trước làn sóng Covid-19.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy “làn sóng” Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là ảnh hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn. Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19. Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc. Nhiều doanh nghiệp cho hay, họ bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán.

II. Tác động của đại dịch Covid–19 đến người tiêu dùng

Theo số liệu báo cáo từ Bộ Y Tế tính đến chiều ngày 21/7, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc Covid-19, trong đó có 2.099 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 66.078 ca mắc trong nước. Với tình hình dịch bệnh ngày càng tăng nhanh do biến chủng mới Delta gây ra, nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh đó, người dân có xu hướng hình thành thói quen tiêu dùng mới như:

Tăng cường trữ hàng và hạn chế ra ngoài. Người tiêu dùng tại những đô thị lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đang có xu hướng tích trữ 3 nhóm hàng hóa sau: Các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn cho cá nhân và gia đình; Thực phẩm đông lạnh, đồ hộp, mì gói, gia vị các loại; Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Thay đổi hành vi mua sắm. Mua sắm trực tuyến chiếm ưu thế và bùng nổ ấn tượng trong giai đoạn này. Xu hướng này dự kiến còn kéo dài, đặc biệt là sau khi nhiều địa phương đã vận động người dân nên tránh tiếp xúc đám đông, thay vào đó là mua sắm hàng trực tuyến để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tác động của đại dịch Covid-19 khiến hơn 50% người dân giảm tần suất ghé các cửa hàng truyền thống; 52% người dân gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà; 82% người tiêu dùng giảm tần suất ăn uống bên ngoài.

Thay đổi hành vi mua sắm qua Online
Người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm qua Online.

Ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt. Kết quả khảo sát hành vi tiêu dùng của Vietnam Report đã chỉ ra rằng, hơn 60% người được hỏi cho biết đã giảm dần lựa chọn sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tăng các hình thức thanh toán qua internet banking, ví điện tử.

III. Bước đi nào để doanh nghiệp bùng nổ mạnh mẽ trong thời kỳ Covid?

Trải qua cơn tàn phá nặng nề của đại dịch Covid-19, vấn đề định vị lại hướng đi, điều chỉnh chiến lược, giải pháp sản xuất kinh doanh và mô hình cạnh tranh phù hợp đang là những vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn cả trong lâu dài ở tầm quốc gia và cả ở tầm doanh nghiệp.

Trước bối cảnh đó, doanh nghiệp đang loay hoay tìm kiếm giải pháp duy trì việc làm ổn định; quản trị rủi ro, nắm bắt cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, duy trì lợi nhuận bền vững; phát triển các kênh phân phối và mở rộng thị trường; tăng cường khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp; gia tăng doanh số trước các tác động kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

1. Chăm sóc khách hàng hiện tại

Trong thời gian bùng phát Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang chăm sóc khách hàng của họ bằng cách cung cấp các dịch vụ bổ sung như dịch vụ phát trực tuyến cung cấp phim miễn phí, ngân hàng tạm hoãn hoặc giảm các khoản phí và lệ phí, và các nhà hàng cung cấp dịch vụ mang đi. Doanh nghiệp bạn cũng có thể đưa ra các biện pháp để hỗ trợ khách hàng một cách kịp thời nhất, đồng thời là đối tác mà họ có thể dựa vào trong những thời điểm khó khăn này.

  • Cung cấp cho khách hàng ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh bằng cách giảm giá hoặc thêm các lợi ích bổ sung như giao hàng miễn phí, quà tặng đi kèm,…
  • Ưu tiên sản phẩm/dịch vụ của bạn cho khách hàng hiện tại.
  • Hỗ trợ những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính bằng cách cung cấp thêm các tùy chọn trả hàng hoặc kéo dài ngày thanh toán hóa đơn. Hiển thị tất cả các đơn đặt hàng cũng như những lợi ích mà khách nhận được trên cửa hàng trực tuyến để giúp họ quản lý tài chính dễ dàng hơn.
  • Làm nổi bật các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh có thể giúp khách hàng của bạn vượt qua đại dịch Covid-19 này.

2. Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ

Theo một nghiên cứu, nhiều doanh nghiệp trong ngành khách sạn, du lịch, và nhà hàng đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để cứu lấy doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, dịch vụ giao hàng và hình thức bán hàng trực tuyến là những cách phổ biến để họ tăng doanh thu và duy trì dòng tiền cần thiết. Một số doanh nghiệp cà phê cũng triển khai những sáng kiến như tổ chức những tour du lịch tìm hiểu về cà phê và lớp học pha cà phê trực tuyến.

Khi “miếng bánh” chỉ gói gọn trong thị trường nội địa, khách hàng sẽ khắt khe hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Giảm giá không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mà quan trọng hơn là sản phẩm/dịch vụ cần có tính cá biệt hóa cao, đem lại nhiều giá trị, trải nghiệm thú vị từ đó kích thích nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, cần làm mới, bổ sung thêm những sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách quay trở lại nhiều lần.

3. Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 hiện tại đã cho thấy toàn bộ xã hội được kết nối với nhau như thế nào. Theo báo cáo, Việt Nam hiện có khoảng hơn 500 ngàn doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Vì vậy, liên kết doanh nghiệp là một việc làm rất khả thi để có thể vượt qua đại dịch và phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp
Hợp tác doanh nghiệp tạo sức mạnh vượt qua khủng hoảng.

Để doanh nghiệp liên kết bền chặt với nhau, trước hết cần phải có sự chuẩn bị về mọi mặt. Liên kết ở đây không chỉ là bắt tay nhau để cùng phát triển kinh tế mà liên kết ở đây còn có sự bù đắp, hỗ trợ nhau. Đặc biệt mỗi doanh nghiệp cần phải giữ vững lập trường kinh doanh trong quá trình liên kết. Nếu các doanh nghiệp có nền móng chắc chắn sẽ tạo nên chuỗi liên kết vững chắc, tạo đà khôi phục rất nhanh chóng.

Trước bối cảnh các tập đoàn lớn trên thế giới đang muốn rút khỏi Trung Quốc, dòng chảy đầu tư đang dần tập trung vào khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang là quốc gia có nhiều điểm thuận lợi để đón đầu dòng chảy đầu tư này, nên đây cũng chính là thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam tạo ra một liên minh chặt chẽ.

4. Chuyển đổi số

Để đối mặt với những khó khăn, giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ trong thời gian gần đây là chuyển đổi từ kinh doanh Offline sang Online. Trong giai đoạn bùng nổ về thương mại điện tử và mạng xã hội bởi tác động của dịch bệnh như hiện nay thì vai trò của kinh doanh trực tuyến là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp buộc phải chuyển mình để vượt qua hoặc đứng im “chờ chết”.

Giải quyết bài toán sụt giảm doanh số trong giai đoạn khủng hoảng do Covid

Theo khảo sát “Hành trình mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tháng 02/2021” của Deloitte cho thấy rõ: Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam vẫn khá tích cực trong mùa dịch này. Họ tiếp nhận các kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Điều này tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển Marketing Online đa kênh mạnh mẽ trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Khi mà các hình thức Marketing truyền thống đang dần mất đi tính hiệu quả, chiến thuật Marketing Online đang trở thành phương pháp tiếp cận khách hàng tất yếu trong mùa dịch Covid này.

Người người, nhà nhà tìm đến mua sắm online; các hoạt động làm việc, học tập, giao lưu, mua sắm…đều được yêu cầu chuyển dịch từ trực tiếp lên trực tuyến trên các nền tảng số để tránh tiếp xúc, đảm bảo phòng chống dịch. Nếu doanh nghiệp của bạn không thể nắm bắt thời cơ, đồng thời không triển khai những chiến dịch Marketing Online phù hợp để tiếp cận, thu hút khách hàng tiềm năng, thì nguy cơ sụt giảm doanh số rất dễ dàng xảy ra. Thậm chí nếu tồi tệ hơn, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc giải thể, phá sản do không còn nguồn vốn xoay vòng để duy trì kinh doanh, sản xuất.

Giải pháp Marketing Online mùa dịch
Giải pháp Marketing Online đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Tuy nhiên, có thể vượt qua đại dịch nhờ Marketing Online hay không lại là một bài toán không dễ dàng giải đáp đối với doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược tổng thể, kế hoạch, phương tiện triển khai, ngân sách chi trả,…và đặc biệt trong bối cảnh mọi người đang thực hiện giãn cách thì việc thiếu hụt nhân sự để đảm nhiệm, vận hành các yếu tố trên là một vấn đề cấp bách cho doanh nghiệp.

Một dự án Marketing Online muốn thực sự phát huy hiệu quả cần tối thiểu từ 3 tới 6 tháng tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mà trong giai đoạn khó khăn hiện nay, khi đang phải gồng mình cân đối chi phí sản xuất và duy trì hoạt động cơ bản thì nhiều doanh nghiệp không biết phải xoay sở ra sao. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn một đơn vị marketing thuê ngoài uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo kế hoạch Marketing Online hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp và đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, cũng như với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển mình, thúc đẩy phát triển nhanh hơn để có thể vượt qua và bùng nổ mạnh mẽ trong cơn đại dịch này.

Tài liệu tham khảo:

  • Bài “Đại dịch COVID-19, hệ lụy và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” – baochinhphu.vn đăng ngày 01/11/2020.
  • Bài “Tiếp thị kỹ thuật số đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong đại dịch Covid–19” – tapchitaichinh.vn đăng ngày 13/06/2021.
  • Bài “Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới” – tapchicongsan.org.vn đăng ngày 23-09-2020.

Đây là cơ hội để chúng ta bùng lên và sự chuyển đổi này có thể mang lại điều diệu kỳ cho bạn trong thời gian tới!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

>> Xem thêm: Tiếp thị kỹ thuật số đang thay đổi doanh nghiệp như thế nào?

Bình luận
http://gobranding.asia/mo-hinh-to-chuc-phong-marketing/ ------- http://gobranding.asia/mo-hinh-to-chuc-phong-marketing/

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline