Heading là gì? Cách đặt Heading trong bài viết chuẩn SEO

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Trong các yếu tố SEO Onpage, tiến hành tối ưu các thẻ Heading trong các bài viết sẽ giúp tăng hiệu quả đưa website lên top Google. Không những vậy, các thẻ Heading còn khiến các bài viết có một cấu trúc rõ ràng.

Vậy thẻ Heading là gì? Để tối ưu các Heading trong bài viết hỗ trợ SEO website cần  tiến hành các bước như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây, GOBRANDING sẽ giải đáp hết những thắc mắc ngay cho bạn.

1. Heading là gì?

Trước khi có thể tối ưu được các thẻ Heading trong các bài viết, bạn cần được hiểu được Heading là gì? Hiểu đơn giản, thẻ Heading trong một bài viết là những câu tiêu đề mang ý tóm tắt hoặc bao hàm trong một đoạn văn.

Trong các bài viết SEO website, các thẻ Heading được chia thành 2 loại: thẻ Heading Title (H1) và thẻ Heading tiêu đề của các nội dung trong bài. Cụ thể:

  • Heading Title (H1): Hay còn được gọi là nhan đề/tiêu đề lớn của một trang. Các thẻ H1 là thẻ lớn nhất và trong 1 bài viết của một trang chỉ chứa 1 H1 duy nhất.
  • Heading tiêu đề: Là các tiêu đề thể hiện nội dung từng đoạn bao gồm: H2, H3, H4, H5, H6,… được sắp xếp với thứ tự giảm dần. Trong một trang sẽ có nhiều thẻ Heading tiêu đề nội dung.

Có thể hình dung một cách dễ hiểu, tưởng tượng bài viết trên các trang website như một cuốn sách thì các thẻ Heading là phần tiêu đề trong mục lục của cuốn sách. H1 sẽ là tên của cuốn sách, các H2 là tên từng chương trong cuốn sách và H3, H4, H5, H6,… là các mục nhỏ nằm trong từng chương (H2).

2. Lý do cần sử dụng các Heading trong SEO

Đối với các bài viết trong các trang website, các Heading không chỉ có vai trò tạo cấu trúc bài viết được rõ ràng mà còn giúp người dùng dễ tiếp cận bài viết. Đồng thời, trong các yếu tố SEO Onpage, sử dụng các Heading còn giúp tăng sức mạnh cho SEO.

Cụ thể dưới đây là các lý do cần sử dụng các Heading mà không thể bỏ qua.

2.1. Thể hiện cấu trúc của bài viết

Để một bài viết được đăng tải trên website được mạch lạc nhất, các Heading có chức năng sẽ phân chia cấu trúc và phân bổ bố cục bài viết được rõ ràng. Hệ thống các thẻ tiêu đề sẽ tạo thành một cấu trúc dàn ý thể hiện bao quát các nội dung trong từng phần. Các Heading thể hiện rõ ràng các luận điểm và các luận ý có trong từng phần trong bài viết.

Cấu trúc bài viết càng được thể hiện rõ ràng trong các bài viết sẽ giúp cho Bot Google dễ dàng xác định và hiểu được các ý chính trong bài. Từ đó, khi có các tìm kiếm cho các nội dung liên quan trong bài viết, Bot Google sẽ đề xuất nhanh chóng các câu trả lời. Và có thể đưa bài viết của bạn lên top tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm (SERP).

Các tiêu đề (Heading) giúp phân tầng cấu trúc trong một bài viết website.
Các tiêu đề (Heading) giúp phân tầng cấu trúc trong một bài viết website.

2.2. Tăng khả năng tiếp cận với người dùng

Các thẻ cấu trúc trong bài viết được thể hiện rõ ràng và rành mạch còn giúp “chỉ dẫn” cho người đọc tiếp nhận các thông tin rõ ràng nhất. Với mỗi phân cấp của từng Heading, các kích thước sẽ được định dạng lớn hơn để người dùng dễ dàng tiếp cận và “giữ chân” người đọc các nội dung trong bài viết.

Ngoài ra, các nội dung được bao hàm trong từng thẻ Heading, từ đó sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt các nội dung được triển khai trong bài viết. Khi các Heading đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm sẽ có thể “giữ chân” được người dùng đọc nội dung của bài viết. Từ đó, các cấu trúc Heading sẽ có khả năng tăng tiếp cận với người đọc.

Đối với những người dùng gặp các vấn đề về thị giác, khi định dạng các Heading trong một bài viết, các Screen Reader cũng có thể đọc và giúp những độc giả này có thể nghe và quyết định trước khi có đọc toàn bài viết hay không.

Các Screen Reader không chỉ là ứng dụng hỗ trợ xác định và đọc những nội dung được hiển thị trên màn hình cho những người có vấn đề về thị giác. Khi các Heading có dạng HTML được Screen Reader đọc được, chúng còn giúp tăng khả năng tiếp cận người dùng đọc bài nhờ chức năng nhảy Heading liên quan này đến Heading khác.

2.3. Tăng hiệu quả tối ưu và điểm SEO website

Như chúng ta đã biết ở các thông tin trên, đặt và định dạng các Heading trong bài viết giúp hỗ trợ các yếu tố trong SEO Onpage. Sở dĩ, chúng lại tăng hiệu quả tối ưu SEO website vì khi các bài viết được phân cấp rõ ràng, độc giả dễ dàng theo dõi và đáp ứng đủ các thông tin thì thời gian ở lại trang sẽ càng lâu (Time Onsite). Điều này sẽ được Bot Google ghi nhận và trở thành một trong những điểm tăng điểm khi website xếp hạng trên Google.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả tối ưu SEO website, có thể kết hợp chèn các từ khóa chính tự nhiên trong các thẻ Heading. Để khi quét các nội dung của Heading, nếu Bot Google nhận thấy nội dung cung cấp đầy đủ thông tin thì có thể đưa bài viết lên top Google.

>> Có thể bạn chưa biết: Website chuẩn SEO là gì?

3. Một số cách tìm và kiểm tra các thẻ Heading trên website

Sau khi hiểu kỹ càng về Heading là gì và các lý do cần sử dụng các Heading trong SEO. Để có thể tối ưu được các thẻ Heading, trước tiên cần tìm và kiểm tra nhanh các thẻ trên Website.

Dưới đây là hai cách tìm và kiểm tra đơn giản và nhanh chóng các thẻ Heading có trên website bạn có thể áp dụng.

3.1. Tìm các Heading trong phần mã nguồn của trang

Để có thể tìm các thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang rất dễ dàng chỉ cần thao tác lần lượt các thao tác. Nhấp vào một vị trí trống bất kỳ trên trang của bài viết (hoặc bấm Ctrl + U) → Chọn View Page Source/Xem nguồn trang → Hiện lên dãy Source Code của trang.

Để tìm được các các thẻ Heading trong trang, trong dãy Source Code của trang bạn có thể tìm kiếm lần lượt các mã <h1>/<H1> và <h2>/<H2> . Hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ấn Ctrl + F và gõ tên thẻ cần tìm.

Có thể tìm các Heading trong bài bằng mã nguồn của trang.
Có thể tìm các Heading trong bài bằng mã nguồn của trang.

3.2. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ SEO

Với cách tìm các Heading trong phần mã nguồn có thể gây rối nếu các thẻ Heading nằm xen vào các yếu tố khác. Để có cách đơn giản và tìm nhanh hơn các thẻ Heading trên trang website, bạn có thể dùng một số công cụ hỗ trợ như: SEO Quake, web Developer,…

3.2.1. Công cụ SEO Quake

Với công cụ SEO Quake, đây là một trong những công cụ giúp bạn có thể dễ dàng cài đặt trên các trình duyệt Chrome hoặc Firefox. Sau khi công cụ SEO Quake được cài đặt, truy cập vào SEO Quake → Chọn mục DiagnosisHeadingView others. Tại đây, tất cả các thẻ Heading có trong bài viết của trang sẽ được hiện ra.

Công cụ SEO Quake hỗ trợ tìm các thẻ Heading nhanh chóng.
Công cụ SEO Quake hỗ trợ tìm các thẻ Heading nhanh chóng.

3.2.2. Công cụ Web Developer

Công cụ Web Developer cũng là một trong những công cụ có thể cài đặt và kiểm tra các thẻ Heading được cài đặt vào trình duyệt Chrome. Truy cập vào Web Developer → chọn OutlineOutline Heading. Tại đây, trang web sẽ xuất hiện từng vị trí của từng Heading trên từng ô màu xanh.

Công cụ Web Developer cũng là một trong công cụ để kiểm tra các tiêu đề.
Công cụ Web Developer cũng là một trong công cụ để kiểm tra các tiêu đề.

3.2.2. Một số công cụ hỗ trợ khác

Ngoài các công cụ SEO Quake, Web Developer được nhiều SEOer sử dụng để kiểm tra các thẻ Heading của bài viết trên trang website. Một số các công cụ khác như: Screaming Frog, SEO meta in 1 click, Yoast SEO,… cũng hỗ trợ kiểm tra nhanh các thẻ Heading trên các website.

>> Tìm hiểu ngay về: Top 9 công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO tốt nhất

4. Hướng dẫn cách tối ưu các thẻ Heading hỗ trợ SEO

Tối ưu các thẻ Heading theo đúng phân cấp thứ tự.
Tối ưu các thẻ Heading theo đúng phân cấp thứ tự.

Thực chất khi đặt các thẻ Heading trong bài viết đều có những quy tắc tối ưu nhất định. Việc nắm và đặt đúng theo các quy tắc tối ưu sẽ giúp hỗ trợ cho SEO website được tốt nhất. Với mỗi thẻ Heading sẽ có những cách tối ưu khác nhau. Cụ thể như:

  • Thẻ Heading 1:
      • Chỉ lựa chọn đặt 1 thẻ Heading 1 duy nhất cho toàn bài để Google Bot nhận định và index cấu trúc nội dung của website chính xác và nhanh nhất.
      • Trong thẻ H1 có chứa từ khóa chính và bao hàm được các nội dung. Thế nhưng, đặt thẻ H1 không nên quá dài mà nên dưới 65 ký tự.
  • Thẻ Heading 2:
      • Tùy vào cấu trúc bài viết, nhưng trong 1 bài viết phải có từ 2 H2 trong bài trở lên.
      • Thể hiện ngắn gọn và bao quát nội dung đang đề cập tới.
      • Trong các Heading 2 phải chứa từ khóa phụ nhưng không cố ý nhồi nhét các từ khóa khiến câu từ không tự nhiên.
      • Các tiêu đề không được triển khai trùng lặp.
  • Thẻ Heading 3:
      • Các H3 triển khai để có làm rõ nghĩa cho từng H2.
      • Nếu đoạn H2 cần triển khai các thẻ H3 cần triển khai ít nhất 2 thẻ H3 trở lên để đảm bảo logic nhất.
      • Các thẻ H3 nên chèn thêm các từ khóa phụ và in đậm để phân biệt với nội dung khác trong bài.
  • Các thẻ Heading 4,5,6,…:
      • Các thẻ H4 cũng có vai trò chia nhỏ và giúp làm rõ các nội dung trong thẻ H3.
      • Với các H5, H6,… chỉ cần sử dụng ở một số các bài viết có số lượng chữ lớn và chia các nội dung thành các tầng nghĩa được rõ ràng hơn.

Để các cách tối ưu các với từng thẻ Heading hỗ trợ SEO Website được hiệu quả, cần định dạng và tuân thủ nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên của từng Heading. Tức là, tránh để các Heading loãn xạ ví dụ H3 đặt trước H2. Điều này sẽ làm sai trật tự khiến Bot Google đánh giá xấu cho trang, dẫn đến không đạt hiệu quả về chất lượng.

5. Một số các lưu ý khi sử dụng các thẻ Heading

Một lưu ý đối với thẻ Heading Title (H1) có nhiều người còn nhầm lẫn với chức năng và định dạng của thẻ Title tag. Thẻ Title tag cũng được biết đến như một thẻ tiêu đề mô tả ngắn gọn và chính xác bao quát nội dung của một trang. Tuy nhiên, thẻ H1 và Title tag khác nhau về chức năng và hình thức hiển thị.

Đồng thời, để tiết kiệm thời gian đăng tải bài viết và tận dụng các yếu tố SEO tác động qua lại, hầu hết các website hiện nay đặt cả 2 tiêu đề SEO và H1 định dạng giống nhau. Thế nhưng, bạn cần phân biệt để không bị nhầm lẫn để khi tối tối ưu các thẻ Heading trong yếu tố được chuẩn SEO nhất.

Ngoài ra, có thể viết các thẻ Heading hấp dẫn theo một số cách sau để tăng khả năng tiếp cận với người dùng.

  • Đặt Heading theo dạng “Question headings”:
      • Các Heading được đặt vấn theo dạng câu hỏi, các nội dung sẽ trả lời cho câu hỏi này.
      • Ví dụ: Bạn hiểu Heading là gì?
  • Đặt Heading theo dạng “Statement headings”:
      • Các Heading sẽ được triển khai bao gồm một câu đầy đủ cả chủ ngữ và vị ngữ để diễn đạt bao hàm nội dung các ý. Sau đó phần nội dung có thể triển khai ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với câu được triển khai.
      • Ví dụ: Thẻ Heading giúp thể hiện cấu trúc của bài viết.
  • Đặt Heading theo dạng “Topic Heading”:
      • Các Heading được triển khai theo dạng cụm từ hoặc các từ, chúng sẽ mang một hàm ý nào đó hoặc có thể sử dụng theo dạng chơi chữ để gây tò mò đọc các nội dung bên dưới.
      • Ví dụ: Một vài “bí kíp” để tối ưu thẻ Heading chuẩn SEO.

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin mà GOBRANDING đã trả lời cho bạn về những thắc về “Heading là gì? Để tối ưu các Heading trong bài viết hỗ trợ SEO website cần tiến hành các bước như thế nào?”.

Hy vọng với những kiến thức trên, bạn có thể tận dụng để SEO website của mình. Nếu có các nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO, liên hệ ngay với GOBRANDING để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

ĐĂNG KÝ NGAY DỊCH VỤ SEO TẠI GOBRANDING – PHÁT TRIỂN NỘI DUNG GIÚP ĐƯA THƯƠNG HIỆU ĐẾN GẦN VỚI KHÁCH HÀNG.

Nhận tư vấn dịch vụ SEO uy tín tại GOBRANDING!

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
Bình luận
http://gobranding.asia/cach-tao-banner-don-gian-cho-website-bang-cong-cu-mien-phi-truc-tuyen/ ------- http://gobranding.asia/cach-tao-banner-don-gian-cho-website-bang-cong-cu-mien-phi-truc-tuyen/

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline