Lập bảng chi phí Marketing – Cách tính chi phí Marketing hợp lý
Theo dõi GOBRANDING trênThiết lập bảng chi phí Marketing đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và phân bổ ngân sách khi lập một kế hoạch tiếp thị trong năm. Vậy chi phí Marketing là gì, những loại nào được xếp vào chi phí cho Marketing? Cách tính và phân bổ chi phí tiếp thị hợp lý cho doanh nghiệp sao cho tiết kiệm và hiệu quả? Cùng GOBRANDING tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1. Chi phí Marketing là gì?
- 2. Bảng chi phí Marketing gồm những loại nào?
- 3. Cách tính chi phí Marketing hiệu quả
- 4. Giải pháp tiết kiệm chi phí Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- 4.1. Target đúng đối tượng Marketing
- 4.2. Đầu tư chi phí cho Digital Marketing
- 4.3. Đẩy mạnh SEO (Search Engine Optimization)
- 4.4. Xây dựng Content Marketing chất lượng
- 4.5. Tận dụng các công cụ Marketing miễn phí
- 4.6. Theo dõi các khoản chi phí và điều chỉnh phù hợp
- 4.7. Duy trì mối quan hệ với khách hàng
- 5. Kết luận
1. Chi phí Marketing là gì?
Chi phí Marketing (Marketing Cost) là toàn bộ những khoản chi phí được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động tiếp thị (bao gồm các hoạt động như bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu).
Vậy chi phí cho Marketing chiếm bao nhiêu doanh thu? Khoản chi dành cho Marketing tại doanh nghiệp B2B và B2C thường có sự chênh lệch khác nhau. Theo đó chi phí cho Marketing ở các công ty B2C thường lớn hơn chiếm từ 5 – 10% doanh thu. Có những trường hợp doanh nghiệp muốn tái định vị hay tăng độ nhận diện thương hiệu, đặc biệt là với các tập đoàn lớn thì chi phí tiếp thị có thể lớn hơn. Còn đối với doanh nghiệp B2B thì hoạt động Marketing thường chiếm từ 2 – 7% doanh thu.
2. Bảng chi phí Marketing gồm những loại nào?
Dưới đây, GOBRANDING sẽ liệt kê cho bạn các loại chi phí Marketing mà doanh nghiệp cần chi trả trong bảng chi phí Marketing.
2.1. Chi phí bán hàng cá nhân
Hoạt động bán hàng cá nhân luôn được các doanh nghiệp đầu tư và chú trọng, đặc biệt các các công ty B2B vì đây là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp và đưa sản phẩm đến với khách hàng. Các khoản chi phí bán hàng cá nhân phải kể đến đó là: chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân viên bán hàng, thưởng, chính sách đãi ngộ, chi phí phát triển kịch bản chào hàng,…
2.2. Chi phí cho hoạt động quan hệ công chúng (PR)
Chi phí cho hoạt động quan hệ công chúng (PR) bao gồm tài trợ cho các sự kiện liên quan và phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp và chi phí để tổ chức các hoạt động giúp xây dựng hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong lòng công chúng.
2.3. Chi phí nghiên cứu thị trường
Mặc dù chi phí bỏ ra cho hoạt động nghiên cứu thị trường không rẻ nhưng rất hữu ích vì có thể mang về những dữ liệu có giá trị về xu hướng, hành vi của khách hàng, đối thủ cạnh tranh cho quá trình xây dựng các kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn còn có cả một đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường.
2.4. Chi phí Marketing Online
Chi phí cho tiếp thị trên internet điển hình đó là các khoản chi phí về thiết kế, duy trì website, chi phí cho Content Marketing, quảng cáo PPC, chi phí tiếp thị truyền thông mạng xã hội, Email Marketing.
Để mang lại hiệu quả đầu tư, chi phí Marketing Online hiện nay được các doanh nghiệp phân bổ như sau:
|
2.5. Chi phí chi trả cho bên quảng cáo thứ ba
Nhiều công ty không có đủ nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện những chiến dịch quảng cáo thường sẽ lựa chọn hình thức thuê ngoài giúp thiết kế và thi công gồm. Chi phí trả cho bên quảng cáo thứ 3 có thể kể đến như: chi phí cho quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên báo chí, TV, chi phí quảng cáo trên internet (quảng cáo online),…
2.6. Chi phí nhân sự Marketing
Chi phí nhân sự Marketing (tiền lương) sẽ dùng để chi trả cho nhân sự Marketing nội bộ (người quản lý, nhân viên Marketing, nhân viên thiết kế, cộng tác viên Marketing,…) hoặc thuê ngoài trong trường hợp doanh nghiệp muốn tiết kiệm nhân lực và chi phí. Tùy thuộc vào quy mô và số lượng mà chi phí cho nhân sự Marketing sẽ khác nhau ở mỗi doanh nghiệp.
2.7. Chi phí cho chiến dịch trực tiếp in ấn và gửi thư
Hình thức tiếp thị thông qua gửi thư trực tiếp và in ấn bao gồm các hình thức thiết kế bưu thiếp, tờ rơi, phiếu giảm giá,… đây cũng là một trong những hình thức tiếp thị hiệu quả tạo được doanh thu tốt. Tuy nhiên thông thường chi phí dành cho hình thức này thường bị phát sinh nhiều hơn so với dự trù ban đầu do sự chênh lệch giá in ấn trên thị trường.
2.8. Các chi phí khác
Ngoài các khoản chi phí tiếp thị (Marketing cost) chính được liệt kê ở trên thì sẽ có các khoản chi phí tiếp thị khác mà tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng như: chi phí cho hoạt động phát triển thương hiệu, thiết kế logo, hình ảnh, giọng điệu, video marketing, chi phí cho tư vấn Marketing, quà tặng cho khách hàng, Marketing automation, chi phí trưng bày triển lãm,..
3. Cách tính chi phí Marketing hiệu quả
Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giới thiệu cho bạn 4 phương pháp để tính chi phí tiếp thị phổ biến và hiệu quả nhất.
3.1. Dựa vào doanh số để xác định chi phí Marketing
Xác định chi phí tiếp thị dựa trên doanh thu hàng tháng/quý/năm là một cách phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng. Theo đó, chi phí cho Marketing sẽ được tính theo công thức:
Chi phí Marketing = doanh số x % chi cho hoạt động Marketing |
Ví dụ: Doanh thu của công ty bạn hằng năm là 50 tỷ, chi cho hoạt động Marketing là 5% thì có chi phí Marketing là 2,5 tỷ.
Chi phí cho Marketing được sử dụng hiệu quả khi không vượt quá 10% doanh số. Việc tính chi phí tiếp thị theo phương pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể biết được phần chi phí mình bỏ ra cho hoạt động Marketing vừa qua có hiệu quả không, tối ưu được bao nhiêu hay vượt quá bao nhiêu để có thể đề ra những chiến lược thích hợp cho những dự án sau. Có nhiều thời điểm doanh nghiệp có thể chi cho hoạt động Marketing vượt quá chỉ tiêu, nhưng doanh số tỷ lệ thuận cũng tăng lên thì điều này cũng được xem là hiệu quả.
3.2. Tính chi phí Marketing dựa theo kỳ vọng công ty
Bất kỳ công ty nào trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh theo quý/ năm đều đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định, theo đó chi phí tiếp thị cũng sẽ được tính toán và phân bổ hợp lý. Những mục tiêu và kỳ vọng của công ty thường sẽ là tăng doanh thu, thị phần, mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến,… Doanh nghiệp càng xác định rõ mục tiêu và kỳ vọng của mình thì càng dễ ước tính chi phí thực hiện các hoạt động Marketing nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu và kỳ vọng đặt ra càng lớn thì chi phí tiếp thị cũng sẽ theo đó mà tăng lên.
Ví dụ: Mục tiêu của công ty là đạt doanh số bán hàng quý 2 là 20 tỷ thì chi phí quý sau cũng sẽ được tăng lên tỷ lệ thuận với % kỳ vọng doanh số.
3.3. Xác định chi phí Marketing theo tỷ lệ nhất định
Việc xác định Marketing cost theo tỷ lệ được ban lãnh đạo công ty và trưởng bộ phận Marketing cùng nhau thảo luận dựa trên những nguồn lực sẵn có và đưa ra một con số dành cho chi phí tiếp thị hợp lý mà không phụ thuộc vào doanh thu hay bất cứ yếu tố nào khác. Phương pháp này thường được các doanh nghiệp nhỏ sử dụng vì nó phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Áp dụng phương pháp này tồn tại một hạn chế nếu như những người quản lý không nắm hết về dự án và tính khả thi và các loại chi phí cần thiết không được xác định chính xác thì có thể dẫn đến chi phí cho Marketing quá thấp không đảm bảo để mang về hiệu quả cho dự án.
3.4. Xác định dựa vào chi phí tiếp thị của đối thủ cạnh tranh
Khi theo đuổi phương pháp này, doanh nghiệp có thể học hỏi và tận dụng sự thành công từ việc phân bổ chi phí cho Marketing của các đối thủ cạnh tranh đi trước để có thể đề ra những chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, phương pháp xác định chi phí cho Marketing dựa vào đối thủ cạnh tranh thường mang tính bị động hơn so với những cách thức trên. Do vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích thật kỹ để đưa ra những phương án hợp lý, đồng thời cần xem xét sự tương đồng giữa mô hình kinh doanh của mình và đối thủ. Chẳng hạn như bạn là doanh nghiệp nhỏ startup thì không thể nào áp dụng việc phân bố Marketing cost cho các hoạt động tương đồng với các tập đoàn lớn đã thực hiện, vì họ thường ưu tiên cho các hoạt động Marketing những khoản chi phí rất lớn.
4. Giải pháp tiết kiệm chi phí Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để tránh lãng phí việc chi trả chi phí vào những hoạt động không cần thiết và phát sinh chi phí ẩn thì dưới đây GOBRANDING sẽ chia sẻ đến bạn 7 giải pháp giúp tiết kiệm chi phí tiếp thị hiệu quả.
4.1. Target đúng đối tượng Marketing
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng để các hoạt động Marketing doanh nghiệp thực hiện được đi đúng hướng. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những công ty chỉ dành ra một khoản tiền nhỏ cho hoạt động Marketing. Thay vì tập trung tìm kiếm những khách hàng mới thì việc thực hiện các chương trình Marketing nhắm đúng đến đối tượng có khả năng mua hàng trước tiên sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
4.2. Đầu tư chi phí cho Digital Marketing
Tiếp thị kỹ thuật số là xu hướng Marketing lên ngôi trong những năm trở lại đây giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí cho Marketing nhưng vẫn mang về hiệu quả tốt, đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp B2B. Theo các khảo sát CMO của Deloitte, chi phí mà các doanh nghiệp đầu tư vào các kênh tiếp thị kỹ thuật số sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
4.3. Đẩy mạnh SEO (Search Engine Optimization)
SEO là một giải pháp hiệu quả hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tạo dựng độ uy tín cho website một cách tự nhiên và thân thiện với công cụ tìm kiếm. Chi phí bỏ ra cũng không quá cao, đồng thời việc đẩy mạnh SEO mang lại lợi ích đáng kể cho việc phát triển thương hiệu về dài hạn và giúp duy trì một lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ SEO tại GOBRANDING giúp tăng thứ hạng website hiệu quả và tự nhiên.
4.4. Xây dựng Content Marketing chất lượng
Việc tạo ra những nội dung chất lượng và có giá trị đem lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, đặc biệt là không phải bỏ ra quá nhiều chi phí cho Marketing. Thông qua những nội dung mà doanh nghiệp chia sẻ, người dùng sẽ có thể tiếp nhận được nhiều thông tin hữu ích về những vấn đề mà họ đang quan tâm.
Thêm vào đó, người dùng cũng ngày càng tinh ý hơn, họ sẽ thường được thuyết phục để đưa ra quyết định mua hàng bởi những nội dung cung cấp đầy đủ cho họ thông tin, lợi ích, ưu thế vượt trội của sản phẩm thay vì quảng cáo quá nhiều. Vì vậy việc xây dựng nội dung chất lượng, thu hút, phù hợp là một trong những cách nhanh nhất và miễn phí để giúp bạn tiếp cận đến các đối tượng mục tiêu.
>> Ứng dụng 3 yếu tố E-T-A để xây dựng Content Marketing bền vững
4.5. Tận dụng các công cụ Marketing miễn phí
Mặc dù không cho ra kết quả chi tiết và cụ thể như khi phải trả phí để sử dụng, tuy nhiên việc tận dụng các công cụ Marketing miễn phí sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được phần nào chi phí tiếp thị cho những hoạt động mà công cụ miễn phí có thể hỗ trợ được. Một số hoạt động mà doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ Marketing miễn phí như cập nhật xu hướng, thiết kế hình ảnh,…
4.6. Theo dõi các khoản chi phí và điều chỉnh phù hợp
Để bắt đầu một chiến dịch tiếp thị mới bạn cần phải xem xét và đánh giá các khoản phí đã chi trả cho những dự án cũ để biết được hiệu quả mang lại ra sao và có nên tiếp tục triển khai trong chiến dịch mới hay không. Việc theo dõi và đánh giá chi phí tiếp thị hàng tháng/quý/năm sẽ giúp bạn loại bỏ những chi phí ẩn không cần thiết gây ra sự tốn kém cho ngân sách để tinh chỉnh cho phù hợp và chính xác hơn.
4.7. Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ là một cách thức hữu hiệu để doanh nghiệp có được một lượng khách hàng trung thành ổn định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này đặc biệt cần được các công ty B2B chú trọng vì số lượng khách hàng doanh nghiệp không quá lớn. Tuy nhiên trên thực tế thì doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều hoạt động Marketing đầu tư để duy trì mối quan hệ với khách hàng mà chủ yếu là tìm kiếm khách hàng mới tốn kém rất nhiều chi phí nhưng chưa chắc mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì thế doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiết kiệm chi phí cho Marketing thì nên đẩy mạnh vào việc cải thiện những dịch vụ của khách hàng sao cho tốt nhất.
5. Kết luận
Tùy vào tính chất và đặc điểm ngành nghề mà mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách thiết lập chi phí tiếp thị điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên việc xác định và phân bổ chi phí Marketing hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản tiền đầu tư nhưng vẫn đảm bảo mang về hiệu quả tốt. Với những chia sẻ trên đây của GOBRANDING về các khoản chi thuộc bảng chi phí Marketing, cách tính chi phí tiếp thị, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và vận dụng để phân bổ chi phí cho Marketing hợp lý để đem về hiệu quả tối đa.
GOBRANDING là đối tác tốt nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu số giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí Marketing. Nhận tư vấn ngay!
Nhận tư vấn ngay!