Tải kế hoạch kinh doanh mẫu cho doanh nghiệp mới bắt đầu

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Việc lập kế hoạch kinh doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong năm của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để thiết lập được một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và bài bản? Hãy tham khảo ngay bài viết hôm nay của GOBRANDING và đừng quên đăng ký tải ngay kế hoạch kinh doanh mẫu chi tiết dưới đây.

Đăng ký tải ngay mẫu lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mới bắt đầu!

1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh 

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là tài liệu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên có trước khi bắt đầu hoạt động. Doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ khó để phát triển bền vững. Việc có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp nắm được bức tranh tổng quan về mình trước những biến động của thị trường. 

Nội dung của kế hoạch cũng mô tả cách thức doanh nghiệp dự định đạt được mục tiêu trong tương lai. Hơn hết một mẫu kế hoạch tốt sẽ có thể vạch ra tất cả các chi phí dự kiến ​​và rủi ro có thể xảy ra đối với mọi quyết định mà doanh nghiệp đưa ra.

Khi doanh nghiệp muốn thu hút và thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng mình thì việc trình bày rõ ràng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Một kế hoạch kinh doanh tốt có thể giúp các doanh nhân phân bổ nguồn lực hợp lý, đối phó với những khó khăn bất ngờ và đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng như thế nào?

2. Lợi ích khi có kế hoạch kinh doanh mẫu

Lập kế hoạch kinh doanh là một công việc đòi hỏi sự đầu tư chỉn chu và mất rất nhiều thời gian, nguồn lực để hoàn thành, vì thế đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu thì đây chính là một thách thức lớn. Do vậy một bản lập kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Đây được xem như nền tảng để doanh nghiệp có thể thiết lập nên một kế hoạch chỉn chu trong tương lai. 

Mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp cấu trúc cơ bản cần có của một bản kế hoạch để dựa theo đó doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ những hạng mục cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

3. Cấu trúc của kế hoạch kinh doanh mẫu cơ bản

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một bản kế hoạch kinh doanh khác nhau tùy vào mô hình kinh doanh của mình, tuy nhiên GOBRANDING sẽ chia sẻ đến bạn cấu trúc cơ bản mà hầu hết bản mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản nào cũng cần có để giúp cho những người đọc có được thông tin đầy đủ, chi tiết, rõ ràng nhất.

Những yếu tố được đề cập trong kế hoạch kinh doanh mẫu
Cấu trúc của kế hoạch kinh doanh mẫu

3.1. Tóm tắt thông tin sơ lược về doanh nghiệp

Thông tin tổng quan về doanh nghiệp là một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh vì nó giúp người đọc nắm được sơ lược về doanh nghiệp. Ở phần này, bạn không cần trình bày quá nhiều mà chỉ nên tóm gọn trong từ 1- 2 trang, nêu bật những thông tin quan trọng nhất như: lịch sử hình thành, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu công ty,…

3.2. Mô tả công ty và sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 

Bạn cần trình bày được tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục đích kinh doanh của công ty và sơ đồ cơ cấu tổ chức ở phần này:

  • Mục đích kinh doanh của công ty nêu bật cụ thể loại sản phẩm/dịch vụ bạn sẽ cung cấp, thị trường mục tiêu của bạn là gì và tại sao bạn nghĩ mình sẽ thành công với kế hoạch kinh doanh hiện tại.
  • Cấu trúc nhóm & tổ chức: Cung cấp thông tin tổng quan về công ty của bạn. Ai là người giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt và họ có những kinh nghiệm gì? Tổ chức của bạn sẽ được cấu trúc như thế nào?

3.3. Thông tin về Sản phẩm & Dịch vụ của doanh nghiệp

Thông tin về sản phẩm/dịch vụ cần được mô tả một cách đầy đủ và chi tiết nhất có thể để người đọc có thể nắm được bạn đang bán gì cho khách hàng và áp dụng mô hình định giá ra sao cho nó.

3.4. Phân tích tình hình thị trường

Tình hình thị trường đề cập đến 4 nội dung quan trọng đó là thị trường mục tiêu, chân dung người mua, vị trí bán hàng và đối thủ cạnh tranh:

  • Thị trường mục tiêu: Phác thảo thị trường mà bạn đang nhắm mục tiêu và lý do tại sao bạn làm như vậy. Làm nổi bật nhân khẩu học, tâm lý học và quy mô của toàn bộ thị trường có thể nhắm mục tiêu của bạn. 
  • Chân dung người mua là những khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dữ liệu thực về khách hàng hiện tại của bạn.
  • Phân tích vị trí/ điểm bán: Giải thích lý do tại sao bạn chọn vị trí (được đề xuất) của mình và những lợi ích mà bạn mong đợi từ vị trí đó.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Bạn có thể áp dụng mô hình SWOT hoặc phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Porter (khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm/dịch vụ thay thế, đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng).
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh để nắm được biến động của thị trường

3.5. Lập kế hoạch Marketing

Kế hoạch Marketing là một phần không thể thiếu và nó hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần trình bày được 3 vấn đề sau trong kế hoạch Marketing của bạn gồm: chiến lược định vị, kênh bạn sử dụng để bán hàng và những công cụ nào bạn sẽ trang bị cho team Marketing để hỗ trợ hoạt động tiếp thị tốt hơn.

>> Tìm hiểu và đăng ký tải ngay: Mẫu kế hoạch Marketing đúng – đủ – hiệu quả!

3.6. Lập kế hoạch bán hàng

Kế hoạch bán hàng đề cập đến 4 vấn đề:

  • Phương pháp bán hàng: Bạn sẽ tiếp cận và tương tác với những khách hàng tiềm năng mới như thế nào? Bạn đang theo đuổi chiến lược bán hàng Inbound hay Outbound? Tại sao chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng lại có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của bạn?
  • Cơ cấu tổ chức bán hàng: Ai sẽ chịu trách nhiệm bán sản phẩm và/hoặc dịch vụ của bạn? Đội ngũ bán hàng và Marketing sẽ phối hợp với nhau như thế nào? 
  • Kênh bán hàng: Bạn sẽ sử dụng những kênh gì để bán sản phẩm của mình? Bạn sẽ bán trực tuyến, tại cửa hàng hay thông qua đại diện bán hàng? 
  • Công cụ và Công nghệ: Mô tả các công cụ bán hàng mà bạn sẽ sử dụng – chẳng hạn như trò chuyện trực tiếp, tích hợp bán hàng trên trang web và thương mại điện tử, phần mềm CRM,… và cách chúng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 

3.7. Ghi chú về mặt pháp lý

Ghi chú về mặt pháp lý chỉ ra doanh nghiệp bạn thuộc loại cấu trúc pháp lý nào và liệt kê tất cả các đăng ký, giấy phép, mã y tế, yêu cầu bảo hiểm và luật phân vùng của chính phủ mà bạn cần giải quyết cũng như cách bạn giải quyết/sẽ giải quyết chúng.

3.8. Cân nhắc về tài chính

Cân nhắc về tài chính là 1 phần quan trọng đưa ra những con số cụ thể giúp gia tăng độ tin cậy nhiều hơn cho người đọc kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

  • Chi phí khởi điểm.
  • Dự báo bán hàng: Cung cấp dự báo doanh số bán hàng của bạn trong vài quý hoặc năm tới. 
  • Phân tích hòa vốn: Cổ phiếu tại thời điểm nào và doanh thu đạt bao nhiêu đô la/mỗi sản phẩm để hòa vốn. 
  • Kết quả kinh doanh dự kiến: Giải thích các dự báo lãi và lỗ của bạn trong ít nhất một năm..
  • Yêu cầu về nguồn vốn: Bạn sẽ cần nguồn vốn nào trong tương lai gần để giúp doanh nghiệp của bạn thành công.

4. Những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh

Để có một kế hoạch kinh doanh chỉn chu và đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo sự súc tính, ngắn gọn đúng trọng tâm, vì việc lập một kế hoạch kinh doanh cần thu thập rất nhiều thông tin và dữ liệu nên nếu lan man, dài dòng thì sẽ khiến người nắm bản kế hoạch để thực thi và ngay cả khi muốn điều chỉnh thông tin cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.
  • Một bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phân phối cho rất nhiều đối tượng để đọc và nắm về tình hình của doanh nghiệp từ nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng vì thế yếu tố dễ đọc hiểu cũng rất quan trọng. Cần chú ý đến những thuật ngữ trình bày dễ hiểu hoặc có giải thích nếu cần thiết. 
  • Mục tiêu kinh doanh càng được trình bày rõ ràng, cụ thể và khoa học càng tốt.
  • Nhiều số liệu quá cũng không tốt, đưa vào ở mức độ vừa phải và có giải thích, minh chứng để người đọc dễ dàng hình dung.
  • Thử nghiệm tính khả thi và tỷ lệ thành công của các ý tưởng kinh doanh khi đưa vào kế hoạch.
  • Vì tính quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh nên người thực hiện việc thiết lập nó cần phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, có khả năng phân tích vấn đề và nhạy bén trong việc nắm bắt, đưa ra phương án dự phòng.
Những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh cần lưu ý những vấn đề gì

5. Ứng dụng mẫu lập kế hoạch kinh doanh vào doanh nghiệp của bạn

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh được GOBRANDING tổng hợp trong 41 slide bao gồm cấu trúc mẫu và ví dụ minh họa kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể để bạn tham khảo và điều chỉnh phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình. 

Khung mẫu kế hoạch đã có sẵn, đến lúc bạn cần hành động và ứng dụng nó vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực thực thi.

Đăng ký tải và ứng dụng ngay mẫu lập kế hoạch kinh doanh vào doanh nghiệp của bạn!

Bình luận
http://gobranding.asia/mau-social-media-marketing-audit/ ------- http://gobranding.asia/mau-social-media-marketing-audit/

Có thể bạn quan tâm

profile profile hotline