Performance Marketing là gì: 5 bước xây dựng chiến dịch
Theo dõi GOBRANDING trênPerformance Marketing là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực marketing trực tuyến hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các nhà quảng cáo cần phải tìm cách đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình một cách chính xác và minh bạch để tối đa hóa lợi nhuận. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giải thích chi tiết về Performance Marketing là gì: 5 bước xây dựng chiến dịch cho các doanh nghiệp nhé!
Nội dung chính
- I. Performance Marketing là gì?
- II. Tầm quan trọng của Performance Marketing trong kỷ nguyên Digital
- III. Ưu, nhược điểm của tiếp thị dựa trên hiệu suất
- IV. Performance Marketing hoạt động như thế nào?
- V. Các chỉ số đo lường độ hiệu quả của Performance Marketing
- VI. Những hình thức Performance Marketing phổ biến
- VII. 5 bước xây dựng chiến dịch Performance Marketing
- VIII. Ví dụ về Performance trong Marketing
I. Performance Marketing là gì?
Đầu tiên hãy cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm Performance Marketing là gì? Đúng như tên gọi của nó, chúng được xây dựng trên cơ sở chiến lược Digital Marketing, Performance Marketing tập trung vào kết quả và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Với cách tiếp cận này, marketer có thể dễ dàng tính toán được chi phí và lợi nhuận từ việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Vì vậy, đây được xem là phương pháp tiếp cận lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn có một lượng khách hàng đông đảo trên quy mô lớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu Performance Marketing là dịch vụ Digital Marketing, trong đó các doanh nghiệp chỉ thanh toán tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ Marketing khi họ hoàn thành hoặc đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra.
Những chỉ tiêu mà Performance Marketing đưa ra để đánh giá sự hiệu quả của chiến dịch có thể là phần trăm click chuột, khả năng tăng doanh số bán hàng hoặc số lượng khách hàng tiềm năng thu về. Tóm lại, đây là một loại hình Marketing hoàn toàn dựa trên kết quả đem lại.
II. Tầm quan trọng của Performance Marketing trong kỷ nguyên Digital
Trong thời đại ngày nay, quá trình mua sắm của khách hàng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Việc tiếp cận họ chỉ thông qua một vài điểm chạm (touch point) đã không còn đủ hiệu quả nữa. Do đó, doanh nghiệp cần có một chiến lược hiệu quả để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến đúng tập khách hàng tiềm năng, vào đúng thời điểm.
Theo nghiên cứu, đến 70% khách hàng sẽ tin tưởng vào những đánh giá, nhận xét của chuyên gia hoặc người có tầm ảnh hưởng trước khi quyết định mua hàng. Năm 2016, theo nghiên cứu của Business Insider, 74% khách hàng cho biết họ thường truy cập 2-3 trang web trước khi đưa ra quyết định mua hàng, trong khi 16% khách hàng truy cập nhiều hơn 4 trang web, theo Rakuten Marketing và Forrester Research.
Ngày nay, khách hàng không còn để những quảng cáo thông thường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình một cách đúng thời điểm và đúng thông điệp hơn. Ngoài mục tiêu tăng doanh số, mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp còn quan trọng nhờ vào những dữ liệu mà nó đem lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng các dữ liệu này để cải tiến sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch trong tương lai.
III. Ưu, nhược điểm của tiếp thị dựa trên hiệu suất
1. Ưu điểm
Dưới đây là một số ưu điểm của tiếp thị dựa trên hiệu suất như sau:
- Hiệu suất dễ theo dõi: Các chiến dịch Performance Marketing được thiết lập với mục đích rõ ràng là theo dõi và đo lường hiệu suất. Với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích dữ liệu khác nhau được thiết kế đặc biệt cho các Marketer, việc nắm bắt nhịp độ của các chiến dịch và điều chỉnh chúng để có được kết quả tốt hơn.
- Rủi ro thấp: Các nhà tiếp thị hiểu rõ những gì đang diễn ra trong các chiến dịch Performance Marketing ở mọi giai đoạn, điều này giúp họ có thể tối ưu hóa và giảm thiểu rủi ro khi cần thiết. Bên cạnh đó, khi giảm thiểu rủi ro, thời gian để triển khai dự án cũng sẽ nhanh hơn.
- Tập trung vào ROI: Performance Marketing luôn nhắm tới mục tiêu thu hồi đầu tư (ROI). Vì vậy, trọng tâm của nó luôn là cải thiện hiệu quả chi phí marketing. Điều này đảm bảo rằng các chiến dịch Performance luôn hướng tới kết quả tốt hơn, giúp nâng cao giá trị thương hiệu trên các chỉ số khác nhau. Ngoài ra, nó còn làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
2. Nhược điểm
Dưới đây là một số nhược điểm của tiếp thị dựa trên hiệu suất như sau:
- Tập trung quá nhiều vào số liệu: Với việc tập trung quá nhiều vào việc đo lường hiệu quả, Performance Marketing có thể bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như tạo dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng.
- Phụ thuộc vào chi phí quảng cáo: Performance Marketing yêu cầu các chiến dịch quảng cáo liên tục hoạt động để đảm bảo hiệu quả. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền để duy trì các chiến dịch này.
- Khả năng phân tích dữ liệu phức tạp: Để đạt được hiệu quả tối đa, Performance Marketing yêu cầu các nhà tiếp thị phải sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu phức tạp và hiểu rõ về chúng. Điều này có thể đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực đáng kể.
- Cạnh tranh cao: Vì Performance Marketing là một phương pháp tiếp thị phổ biến, đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực. Điều này có thể gây ra áp lực cạnh tranh và ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo của doanh nghiệp.
IV. Performance Marketing hoạt động như thế nào?
Những phần nội dung trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn Performance Marketing thông qua các định nghĩa rồi đúng không? Vậy thì tiếp theo, hãy cùng GOBRANDING khám phá một vài kênh phổ biến của hình thức tiếp thị này nhé!
1. Retailers và Merchants
Trong lĩnh vực Performance Marketing, nhà bán lẻ hoặc các công ty thương mại điện tử được gọi là Advertisers – người quảng cáo. Họ muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hoặc Publishers (nhà xuất bản).
Các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử trong nhiều lĩnh vực như thời trang, may mặc, F&B, sức khỏe, làm đẹp, thể thao có thể đạt được thành công lớn khi sử dụng Performance Marketing. Vì người tiêu dùng ngày nay thường tin tưởng lời giới thiệu từ các influencers và những người dùng khác, đặc biệt trong giai đoạn tìm hiểu mua hàng.
2. Affiliates hoặc Publishers
Nhóm Affiliates hoặc Publishers trong không gian Performance Marketing được xem là “đối tác tiếp thị”. Chức năng của họ là nhận quảng bá sản phẩm,thương hiệu từ các doanh nghiệp và lấy hoa hồng từ việc giới thiệu thành công sản phẩm, thương hiệu đó.
Affiliates và Publishers có nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: trang web đánh giá sản phẩm, blog, tạp chí trực tuyến, trang web coupon,…
Influencers (người có ảnh hưởng) cũng là một loại Publisher, thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua blog, nhóm và kênh mạng xã hội của họ. Họ cung cấp cho người theo dõi những trải nghiệm, hướng dẫn và đánh giá cá nhân đáng tin cậy để giới thiệu sản phẩm. Thường kèm theo đó là những ưu đãi hoặc quà tặng đặc biệt dành cho nhóm người theo dõi của họ, nhằm tạo ra sự hấp dẫn và khuyến khích người theo dõi tương tác với sản phẩm hơn.
3. Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms
Mạng lưới đối tác liên kết và các nền tảng theo dõi của bên thứ ba hoạt động như một “sàn giao dịch”, kết nối doanh nghiệp với đối tác và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Cung cấp công cụ quảng cáo như banner, liên kết văn bản.
- Theo dõi, quản lý số lượng lượt nhấp vào liên kết, khách hàng tiềm năng và chuyển đổi thành khách hàng thực tế.
- Đóng vai trò trung gian thanh toán hoa hồng giữa doanh nghiệp và đối tác liên kết, tương tự như một ngân hàng.
- Xử lý các vấn đề tranh chấp giữa hai bên.
4. Affiliate Managers hoặc OPMs (Outsourced Program Management)
Có một số mạng lưới và nhà quảng cáo có chuyên viên hỗ trợ các vấn đề liên quan đến đối tác liên kết, bao gồm đề xuất hình thức quảng bá sản phẩm, công cụ quảng bá, từ khóa hiệu quả, giải quyết các vấn đề kỹ thuật…
Ngoài ra, các công ty cũng có thể thuê các agency chuyên quản lý đối tác liên kết để quản lý toàn bộ chương trình hoặc hỗ trợ cho team in-house, nhờ vào chuyên môn cũng như mạng lưới đối tác liên kết hiện có.
V. Các chỉ số đo lường độ hiệu quả của Performance Marketing
Các chỉ số và KPI chính thường được sử dụng trong Performance Marketing để đo lường hiệu quả là gì? Cụ thể như sau:
1. CPC (Cost Per Click)
CPC là chỉ số đo lường trong Performance Marketing, đánh giá giá trị quảng cáo dựa trên các nền tảng trực tuyến. Thông thường các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. CPC được tính bằng tổng chi phí quảng cáo chia cho số lần nhấp chuột. Sử dụng chúng nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web, tối ưu chi phí cho chiến dịch quảng cáo.
2. CPM (Cost Per Impression)
Khi quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang web, đó được tính là một lần impression. Với mỗi 1.000 lần impression, bạn phải trả tiền tương ứng.
3. CPS (Cost Per Sales)
Đây là chỉ số đo lường trong Performance Marketing, được gọi là Cost Per Sale (CPS) hay còn được biết đến là chi phí cho mỗi đơn hàng.Với hình thức chi trả cho sản phẩm bán được (CPS), bạn chỉ phải trả tiền khi đã thực hiện bán được sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo thúc đẩy. Mặc dù đây là loại quảng cáo đắt nhất nhưng lại được yêu thích vì đem lại giá trị thực tế và đáng đồng tiền bát gạo cho nhà quảng cáo.
4. CPL (Cost Per Leads)
Tương tự như Cost Per Sale, với CPL, bạn chỉ trả tiền khi người dùng đăng ký cho một dịch vụ nào đó, ví dụ như bản tin email hoặc hội thảo trực tuyến. Cách tiếp cận này giúp tạo ra khách hàng tiềm năng, giúp bạn theo dõi khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
5. CPA (Cost Per Acquisition)
Giá trị chi phí cho mỗi chuyển đổi tổng quát hơn so với CPL và CPS. Với mô hình này, nhà quảng cáo sẽ trả tiền khi người tiêu dùng hoàn thành một hành động cụ thể, ví dụ như mua hàng, cung cấp thông tin liên lạc hoặc truy cập vào blog của bạn.”
VI. Những hình thức Performance Marketing phổ biến
1. Affiliate Marketing
Affiliate Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tuyến, trong đó người tiếp thị liên kết với một nhà bán hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Khi có một giao dịch được thực hiện thông qua liên kết đó, người tiếp thị sẽ nhận được một khoản hoa hồng hoặc một phần trăm doanh số. Điều này giúp cho cả người bán hàng và người tiếp thị đều có lợi và là một trong những cách phổ biến nhất để kiếm tiền trực tuyến.
2. Native Advertising
Native Advertising là một hình thức quảng cáo được thiết kế để tích hợp vào nội dung tự nhiên của trang web hoặc ứng dụng. Nó có mục đích giúp quảng cáo được hiển thị một cách thật tự nhiên và thân thiện với người dùng, đồng thời không gây cảm giác gò bó hay khó chịu khi xem nội dung. Với Native Advertising, quảng cáo sẽ được đặt trong các bài viết, video, ảnh hoặc các nội dung khác trên trang web một cách tự nhiên và giống như các phần khác của trang web đó.
3. Banner (Display) Ads
Banner Ads (hay còn gọi là quảng cáo trên banner hoặc quảng cáo trên trang web) là một hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó các quảng cáo được hiển thị trên các trang web khác nhau. Đây là một trong những hình thức quảng cáo trực tuyến cổ điển nhất. Banner Ads thường có định dạng hình ảnh hoặc video và được thiết kế để thu hút sự chú ý của người dùng và thúc đẩy họ nhấp vào quảng cáo đó để tới trang web của nhà quảng cáo.
4. Content Marketing
Content Marketing là một phương pháp tiếp thị của Performance Marketing với mục đích chính là giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Theo Simplilearn, Content Marketing có chi phí thấp hơn 62% so với Outbound Marketing và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng gấp ba lần.
Với Content Marketing, trọng tâm là cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Đồng thời, nó còn giúp xây dựng thương hiệu của bạn trong một ngữ cảnh nhất định. Ví dụ, một công ty sản xuất vitamin họ có thể viết một loạt các bài đăng trên blog để giới thiệu về lợi ích của chế phẩm sinh học, kèm theo liên kết trở lại sản phẩm mà họ đang bán. Content Marketing có thể được triển khai thông qua các kênh như blog, website, Fanpage,…
5. Social Media
Social Media là sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng và tạo ra các chiến dịch quảng cáo có hiệu quả. Việc sử dụng Social Media trong Performance Marketing giúp các nhà quảng cáo có thể tương tác với khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,… Bằng cách này, nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh và định hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, tăng cường tương tác với khách hàng, tạo ra nhận thức về thương hiệu và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng.
6. Search Engine Marketing (SEM)
Search Engine Marketing (SEM) là một hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo trực tuyến trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… SEM bao gồm hai phương pháp: Quảng cáo trả tiền trên kết quả tìm kiếm (Search Advertising) và quảng cáo hiển thị (Display Advertising). SEM được xem là một phần quan trọng trong Performance Marketing, giúp tăng tương tác và tăng doanh số bán hàng.
VII. 5 bước xây dựng chiến dịch Performance Marketing
Dưới đây là 5 bước xây dựng chiến dịch Performance Marketing cụ thể như sau:
1. Bước 1: Thiết lập, xác định mục tiêu chiến dịch
Trước khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch Performance Marketing, việc thiết lập mục tiêu là vô cùng quan trọng. Mục tiêu của chiến dịch là xác định vị trí hiển thị quảng cáo, đối tượng mà quảng cáo muốn nhắm tới và các yếu tố quan trọng khác.
Có nhiều mục tiêu phổ biến trong Performance Marketing, bao gồm:
- Tăng cường nhận diện thương hiệu và lưu lượng truy cập
- Tiếp thị lại hoặc nhắm mục tiêu đến khách hàng đã từng tương tác
- Thu hút khách hàng tiềm năng
- Đẩy mạnh hơn về hoạt động bán hàng
2. Bước 2: Chọn kênh
Thay vì tập trung vào một kênh duy nhất, nên đa dạng hóa các kênh sử dụng để tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận chiến dịch, từ đó mở rộng cơ hội thành công. Để làm được điều này, cần tìm ra các kênh chuyên chuyển đổi và có khả năng chạm đến đối tượng mục tiêu nhất. Ví dụ như đa dạng hóa các mạng xã hội hoặc mở rộng từ quảng cáo hiển thị hình ảnh sang quảng cáo tự nhiên, điều này giúp tăng đáng kể phạm vi tiếp cận tiềm năng và hiển thị các chiến dịch hiệu quả của mình cho nhiều đối tượng hơn.
3. Bước 3: Tạo và chạy chiến dịch
Công việc chính của Performance Marketing là tạo ra các chiến dịch, thông qua việc xác định đối tượng mục tiêu, hiểu được các khó khăn và nhu cầu của họ, từ đó tạo ra những quảng cáo và thông điệp phù hợp để giải quyết nhu cầu và thu hút sự quan tâm của họ.
Bằng cách hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu và cách sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thu hút khách hàng, việc tạo ra các hình ảnh, tiêu đề, thiết kế và lịch trình quảng cáo sẽ dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất. Tất nhiên, các yếu tố kỹ thuật của chiến dịch như kích thước quảng cáo, ký tự, hình ảnh đều phải phụ thuộc vào nền tảng hoặc của kênh.
4. Bước 4: Đo lường, tối ưu hóa chiến dịch
Tất cả các chiến dịch Performance Marketing bắt đầu tạo dữ liệu ngay khi được thiết lập và chạy. Từ đó, nhà tiếp thị có thể tối ưu hóa các chiến dịch riêng lẻ để đạt hiệu quả trên các kênh đang sử dụng. Bằng cách theo dõi phân tích và số liệu, nhà tiếp thị có thể xác định nguồn lưu lượng truy cập nào đang hoạt động tốt nhất và phân bổ quỹ quảng cáo phù hợp.Việc sử dụng các chiến dịch Performance Marketing không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn giúp xác định các kênh, đối tượng và mục tiêu chiến dịch hiệu quả nhất, từ đó tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
Các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch bao gồm: Lợi nhuận từ đầu tư (ROI), chi phí cho từng đơn hàng (CPW), chi phí cho từng khách hàng tiềm năng (CPL), tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate), lượng doanh thu tăng dần (Incremental Sales) và giá trị khách hàng trọn đời (Customer Lifetime Value).
5. Bước 5: Xử lý các rủi ro tiềm ẩn
Thực hiện chiến dịch Performance Marketing thường đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro, trong đó có thể kể đến:
- Khả năng tuân thủ đúng các quy định về quyền riêng tư.
- Lượng nhấp chuột và truy cập gian lận
- Nhà xuất bản gian lận sự minh bạch về vị trí
- Gian lận của nhà xuất bản và sự không minh bạch về vị trí.
Để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn từ đầu, chúng ta nên tập trung nguồn lực vào các trang web và nền tảng quảng cáo chất lượng cao. Đó là nơi mà các vấn đề như an toàn thương hiệu và quyền riêng tư dữ liệu được xử lý một cách có trách nhiệm và đáng tin cậy.
VIII. Ví dụ về Performance trong Marketing
Dưới đây là một số ví dụ về Performance trong Marketing mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
1. Chiến dịch tìm kiếm của Outbrain
Theo một nghiên cứu của Moz, Outbrain là nền tảng có khả năng tạo ra số lượt xem trang lớn hơn và tỷ lệ thoát trang thấp hơn cho người dùng. Nhóm Marketing của Outbrain đã sử dụng các chiến thuật tăng cường nhận thức và tạo khách hàng tiềm năng cho nền tảng của họ.
Gần đây, nhóm đã triển khai một chiến dịch tìm kiếm thương hiệu tại Ý. Họ đã quảng cáo trả phí để hiển thị cho người dùng khi tìm kiếm từ khóa “Outbrain” và chuyển hướng họ đến trang bán hàng. Kết quả của chiến dịch này rất ấn tượng: tỉ lệ nhấp chuột (CTR) đạt 18,47%, tỷ lệ chuyển đổi (CVR) đạt 13,39% và lợi nhuận đầu tư (ROI) đạt 2028%. Điều này có nghĩa là với mỗi USD đầu tư, họ có thể kiếm được 20 USD.
2. Chiến dịch video trên YouTube của VAVAVOOM
VAVAVOOM, một nhà bán lẻ thời trang toàn cầu, đã chọn We Influence làm đối tác Digital Marketing của mình. We Influence đã chọn TrueView để thực hiện chiến dịch Performance Marketing trên nền tảng Youtube Video, nhằm mục đích tăng lượng chuyển đổi và khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo thúc đẩy hành động. Kết quả của chiến dịch này là 304.517 lượt tương tác trong 11 tuần và ROAS đạt 1409%, đem lại thành công ấn tượng cho VAVAVOOM.
Tóm lại, Performance Marketing là một phương pháp hiệu quả để tăng cường doanh thu và tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Để thành công trong chiến dịch này, bạn cần có một kế hoạch chi tiết, tập trung vào các nền tảng quảng cáo chất lượng cao và sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả để theo dõi, đánh giá và tối ưu hóa chiến dịch. GOBRANDING hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Performance Marketing và cách áp dụng nó để phát triển doanh nghiệp của bạn nhé!