URL là gì? Cách tối ưu cấu trúc URL chuẩn SEO cho website

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Thuật ngữ URL có lẽ đã khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết đây là một yếu tố quan trọng trong SEO website. Vậy địa chỉ URL là gì? Cấu thành từ những thành phần nào và cách tối ưu cấu trúc URL chuẩn SEO sao cho hiệu quả? Hãy cùng GOBRANDING giải đáp trong bài viết sau đây!

1. URL là gì? URL là viết tắt của từ gì?

URL là viết tắt của cụm từ Uniform Resource Locator, tạm dịch là “trình định vị tài nguyên thống nhất” hay được gọi một cách thông thường là địa chỉ website.

url là gì
URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ website.

Đây là một đường dẫn liên kết đến một địa chỉ website trên mạng Internet. Để dễ hiểu bạn có thể hình dung một website như một ngôi nhà mà địa chỉ của nó là một dãy số IP khá dài và khó nhớ. Để bạn có thể nhớ được và tìm đến ngôi nhà đó, người ta sẽ chuyển địa chỉ IP này thành ngôn ngữ mà ai cũng có thể dễ dàng ghi nhớ đó chính là URL. Và nhiệm vụ của nó chính là đưa người truy cập đến đúng địa chỉ website họ cần tìm.

Ví dụ: Địa chỉ website của GOBRANDING chính là URL: https://gobranding.com.vn/.

2. Phân loại URL

Hầu hết mọi website hiện nay đều sẽ có 2 loại URL: URL động và URL tĩnh.

2.1. URL động

URL động (?id=..) là loại địa chỉ trang web có thể thay đổi.

URL động thường được dùng cho các diễn đàn hay website thiết kế mã nguồn mở. Tuy nhiên, đây là loại địa chỉ trang web không được thân thiện với các công cụ tìm kiếm vì nó gần như giống nhau.

2.2. URL tĩnh

URL tĩnh (.html) là loại địa chỉ trang web không thể thay đổi.

URL tĩnh rất thân thiện và được công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn. Website sử dụng loại địa chỉ website này sẽ được index nhanh hơn địa chỉ website động. Nó giúp người dùng dễ dàng hiểu được website có ý nghĩa gì, đặc biệt là khi một URL website cụ thể phù hợp với tiêu đề và mô tả của trang website nó dẫn đến thì khả năng người xem sẽ nhấp chuột vào cao hơn một địa chỉ web không có ý nghĩa gì cả.

Ví dụ: URL tĩnh https://gobranding.com.vn/seo-la-gi/ dẫn đến bài blog viết về chủ đề tối ưu công cụ tìm kiếm – SEO.

3. Cấu trúc chính của URL

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm URL, bạn cần biết đến các cấu trúc của nó. Thông thường một địa chỉ website được tạo nên bởi 2 thành phần cơ bản sau:

3.1. Scheme

Scheme là phần quan trọng của URL giữ vai trò cung cấp cho trình duyệt web biết cách thức giao tiếp với máy chủ của website để có thể gửi và truy xuất thông tin trên trang. Nói một cách khác, scheme là thứ cho phép một địa chỉ website hoạt động. Scheme thường xuất hiện ở đầu của địa chỉ trang web dưới dạng “http://” hay “https://”.

Scheme (giao thức)
Cấu trúc đầu tiên của URL là Scheme (giao thức).

Một số các giao thức phổ biến thường gặp trong các URL website sau:

  • Giao thức truyền tải siêu văn bản HTTP (Hypertext Transfer Protocol): Đây là giao thức cơ bản của các website nhằm xác định hành động mà các máy chủ web và trình duyệt cần thực hiện để đáp ứng các lệnh nhất định.
  • Giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure): Đây là một dạng giao thức HTTP nhưng hoạt động trên một lớp bảo mật, được mã hóa để truyền tải thông tin an toàn hơn. Bạn sẽ thường bắt gặp biểu tượng “ổ khóa” ở trước địa chỉ trang web sử dụng giao thức này.
  • Giao thức truyền tập tin FTP (File Transfer Protocol): Một loại giao thức đặc biệt thường được dùng để truyền file qua Internet.

Đối với các trình duyệt hiện nay, về mặt kỹ thuật thì scheme không bắt buộc phải xuất hiện trong một địa chỉ website. Điển hình như việc nếu bạn nhập địa chỉ trang web “www.gobranding.com.vn” thì trình duyệt vẫn sẽ tự động xác định được trang mà bạn muốn tìm. Tuy nhiên, vẫn còn một số ứng dụng và trình duyệt vẫn yêu cầu sử dụng scheme.

3.2. Authority

Authority của một URL hay có một cách gọi khác là Hostname là phần xuất hiện ngay sau scheme (giao thức), ví dụ như “www.gobranding.com.vn”. Authority thường được chia thành các phần nhỏ như sau:

cấu trúc của url
Cấu trúc thứ 2 của URL là Authority.

Tên miền cấp cao nhất (Top-level Domain)

Trong ví dụ trên thì nó chính là phần”.com”. Đây hiện là một trong 3 tên miền cao nhất trong hệ thống tên miền phân cấp được sử dụng để dịch địa chỉ IP website sang ngôn ngữ dễ nhớ được cung cấp bởi Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN). Bên cạnh “.com” còn 2 tên miền cấp cao nhất khác là “.net” và “.gov”. Một số website sử dụng thêm sau tên miền cấp cao nhất là các chữ cái để chỉ quốc gia (tên miền quốc gia) như “.com.us” (Mỹ), “.com.vn” (Việt Nam), “.com”.ca (Canada),…

Tên miền phụ (Subdomain) 

Tên miền phụ là bất kỳ từ hoặc cụm từ nào đứng trước tên miền cấp cao nhất. Trong ví dụ trên thì cả hai cụm “www” và “gobranding” đều được xem là tên miền phụ. Đầu tiên nói về “www” (world wide web) thì đây là subdomain phổ biến nhất thường xuất hiện trong hầu hết các URL. Nó chỉ ra rằng website này có thể truy cập được qua Internet và sử dụng giao thức “http”. Phần “www” được xem là subdomain của tên miền cấp cao “.com” và “gobranding”. Chính vì thế, bạn cũng có thể tạo ra một số tên miền phụ từ các cụm từ khác ví dụ như “blog.gobranding.com.vn”, “news.gobranding.com.vn”,… Mục đích của việc sử dụng tên miền phụ là để giúp chủ website tiến hành tổ chức trang trỏ về một thư mục có chủ đề xác định nào đó như “news” hay “blog”.

Các phần nâng cao trong Authority

Có hai thành phần khác có thể có trong Authority:

  • Thông tin người dùng: Trong Authority cũng có thể chứa tên người dùng và mật khẩu của website mà bạn đang truy cập. Loại này hiện nay bạn có thể khá ít gặp, thường xuất hiện dạng: “//username:password@www.example.com”.
  • Số cổng: Bạn thường sẽ không thấy số cổng khi lướt web nhưng có thể thấy nó trên các ứng dụng mạng như trò chơi có yêu cầu nhập URL. Số cổng thường xuất hiện ngay sau tên máy chủ và trước dấu hai chấm ví dụ như: “//www.example.com:8080”.

4. Các thành phần bổ sung của địa chỉ trang web

Ngoài 2 thành phần chính là Scheme và Authority thì một địa chỉ website còn có thể sở hữu thêm các thành phần bổ sung sau:

Các thành phần bổ sung của URL
Các thành phần bổ sung của URL trang web bao gồm Path (đường dẫn), Query (Truy vấn), Fragment (phân mảnh).

4.1. Path (Đường dẫn)

Nếu như phần Authority đưa bạn đến trang chủ của website thì đường dẫn sẽ đưa bạn đến đúng một trang cụ thể nằm trong website đó. Đường dẫn được bắt đầu bằng dấu gạch chéo “/”, đồng thời giữa các trang và trang con cũng được phân tách bằng “/”.

Ví dụ: Địa chỉ website có chứa đường dẫn https://gobranding.com.vn/dich-vu/thiet-ke-logo-don-gian/. Đường dẫn này sẽ đưa bạn đến trang “Thiết kế Logo đơn giản” thuộc chuyên mục “Dịch vụ” của trang web GOBRANDING.

4.2. Query (Truy vấn)

Phần truy vấn thường được dùng để xác định những thứ không phải là một phần của đường dẫn cố định. Thông thường, truy vấn sẽ được sử dụng khi thực hiện tìm kiếm hoặc khi website phân phối dữ liệu thông qua biểu mẫu. Phần truy vấn này sẽ nằm ngay sau tên máy chủ, bắt đầu bằng dấu hỏi chấm hỏi “?” và theo sau là đường dẫn (nếu có).

Ví dụ: Khi thực hiện tìm kiếm cụm từ “SEO là gì” trên website GOBRANDING thì sẽ hiện ra URL sau: https://gobranding.com.vn/?s=seo+l%C3%A0+g%C3%AC. Phần “?s=seo+l%C3%A0+g%C3%AC” chính là truy vấn tương đương với “?s=seo+là+gì”.

4.3. Fragment (Phân mảnh)

Thành phần cuối cùng mà một URL có là phân mảnh, thường được sử dụng để xác định vị trí cụ thể trên một trang của website. Phân mảnh cũng nằm ngay sau tên máy chủ, bắt đầu bằng dấu thăng “#” kèm nội dung ở vị trí nó dẫn đến (thông thường là thẻ Heading trong bài viết).

Ví dụ: URL https://gobranding.com.vn/external-link-la-gi/#2_Phan_loai_External_link sẽ dẫn bạn đến vị trí mục “Phân Loại External link” trong bài viết “External link là gì” của website GOBRANDING.

5. URL ảnh hưởng như thế nào đến website?

URL là một yếu tố quan trọng đối với website, đồng thời đây cũng là một phần quan trong trong quá trình tối ưu SEO Onpage. Nếu địa chỉ trang web được tối ưu đúng cách sẽ giúp website tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm Google, tăng khả năng người xem click vào đường dẫn và thúc đẩy traffic và tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Trong các hoạt động SEO Offpage khi xây dựng Backlink, địa chỉ trang web cũng có thể được dùng như một Anchor Text mà bạn có thể sử dụng.

Để lấy link URL của một website bạn hãy thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm kiếm trang mà bạn muốn đến trên Google.

Ví dụ: GOBRANDING.

  • Bước 2: Nhấn vào kết quả tìm kiếm có địa chỉ website mà bạn cần. Sau đó bạn sẽ được đưa bạn đến trang chủ website GOBRANDING.
  • Bước 3: Trên thanh địa chỉ của trình duyệt, bạn hãy nhấp chuột vào để chọn toàn bộ URL.
Cách lấy link URL là gì
Trên thanh địa chỉ của trình duyệt, bạn hãy nhấp chuột vào để chọn toàn bộ URL.
  • Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn Sao chép.
  • Bước 5: Dán địa chỉ trang web vào bất cứ đâu bạn muốn bằng cách nhấp chuột phải và chọn Dán.

7. Cách tối ưu cấu trúc URL chuẩn SEO

Sau khi đã nắm các thành phần cấu tạo và tầm quan trọng của URL đối với website, bạn nên tìm hiểu ngay các cách giúp tối ưu URL giúp mang lại giá trị cho website qua 6 cách sau đây:

cách tối ưu url chuẩn seo
6 cách tối ưu URL chuẩn SEO cho website.

7.1. Không quá dài

Độ dài của một địa chỉ website không nên quá dài, cụ thể:

  • Độ dài trung bình của URL Gmail là 59 ký tự.
  • Độ dài trung bình của URL Webmaster Tools là 90 ký tự.
  • Độ dài trung bình của URL các bài blog là 76 ký tự.

7.2. Chứa từ khóa SEO

URL cũng là một yếu tố trong cần tối ưu trong SEO Onpage để giúp cải thiện thứ hạng từ khóa. Bạn nên đặt từ khóa SEO trong địa chỉ trang web.

Ví dụ: Bạn muốn SEO từ khóa “SEO Onpage là gì” thì nên để URL là https://gobranding.com.vn/seo-onpage-la-gi/.

7.3. Đừng chỉnh sửa nhiều lần

Khi một trang đích hay nội dung đã được Google Index thì bạn không nên chỉnh sửa URL quá nhiều lần. Việc chỉnh sửa gần như sẽ làm thay đổi địa chỉ website cũ hoàn toàn và các công cụ tìm kiếm phải mất thời gian để tiến hành Index lại từ đầu.

7.4. Không chứa dấu câu, ký tự đặc biệt

Một lưu ý quan trọng là các URL dù viết bằng tiếng Việt cũng cần phải để dạng viết thường, không dấu và được nối với nhau bằng những dấu gạch như “seo-tong-the-la-gi”. Bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng những kí tự đặc biệt như *,&,^,%,$,… trong đường dẫn. Những kí tự này thường gây khó hiểu và ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng website.

7.5. Không trùng lặp địa chỉ trang web

Nếu website của bạn có quá nhiều địa chỉ website giống nhau hoặc trùng lặp thì bạn sẽ bị các công cụ tìm kiếm phạt lỗi “Duplicate” trên website. Vì thế, hãy nhớ chú ý điều này trong quá trình viết nội dung hay tối ưu nội dung trên website để tránh tình trạng trùng lặp địa chỉ trang web.

>> Ngoài ra, nội dung trên website cần triển khai chất lượng và hữu ích cho người đọc.

7.6. Hạn chế dẫn qua quá nhiều thư mục con

Mỗi lần “/” là một lần qua một thư mục con hay còn gọi là Subfolder, nó tương tự với việc để đến được nhà mà bạn muốn bạn phải quẹo vào quá nhiều hẻm. Điều này sẽ gây mệt mỏi và người xem có thể sẽ bỏ giữa chừng không đi tiếp nữa. Google cũng sẽ không đánh giá cao những địa chỉ website này. Chính vì thế, đừng để URL có quá nhiều đường dẫn đến các thư mục hay trang phụ, tốt nhất là chỉ nên qua một trang trung gian thôi.

8. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của GOBRANDING về URL (Uniform Resource Locator) và các cách tối ưu cấu trúc URL chuẩn SEO. Nó là một yếu tố quan trọng trong SEO Onpage nhằm giúp website của bạn tăng thứ hạng nhanh chóng trên Google. Bạn có thể liên hệ ngay cho GOBRANDING nhằm được tư vấn Dịch vụ SEO chất lượng với chiến lược tối ưu website thông minh, mang lại hiệu quả cao.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU WEBSITE THÔNG MINH – TĂNG NỘI LỰC WEBSITE NHANH CHÓNG

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

Bình luận
profile profile hotline