- Trang chủ
- Website & Marketing Online
- Viral Marketing là gì? 5 bước tạo chiến dịch Viral Marketing
Viral Marketing là gì? 5 bước tạo chiến dịch Viral Marketing
Theo dõi GOBRANDING trênViral Marketing giúp lan rộng thương hiệu, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giúp bạn tìm hiểu Viral là gì, Viral Marketing là gì, yếu tố nào giúp chiến dịch Viral Marketing được lan truyền mạnh mẽ?
Nội dung chính
1. Viral là gì? Viral Marketing là gì?
GOBRANDING chắc với bạn rằng kể từ khi sử dụng facebook đến nay ít nhất một lần bạn lướt bảng tin và bắt gặp thông tin, hình ảnh hoặc video nào đó được chia sẻ đi, chia sẻ lại đúng không? Đó chính là thành công của một chiến dịch Viral Marketing!
Vậy, để hiểu rõ hơn về Viral Marketing là gì, hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu xem nguồn gốc của từ Viral là gì nhé!
Viral là gì?
Viral thực chất là một con virus! Mà bạn biết đấy, virus có khả năng lây lan từ người này đến người khác với tốc độ cực kỳ nhanh. Đây cũng chính là mục tiêu mà tất cả những người làm Viral Marketing đều mong muốn đạt được.
Tóm lại Viral là khả năng lan truyền của một nội dung ở mức độ nhanh, phổ biến và rộng rãi.
Viral Marketing là gì?
Qua đây, bạn có thể dễ dàng định nghĩa được khái niệm Viral Marketing như sau:
Viral Marketing hay tiếp thị lan truyền là một chiến lược Marketing có khả năng tác động đến hành vi chia sẻ, lan truyền nội dung, thông điệp từ người này đến người khác một cách nhanh chóng.
Nội dung chính là điểm mấu chốt để tạo nên một chiến dịch Viral Marketing. Nội dung ở bất kỳ hình thức nào cũng có thể tạo được tính Viral như video, hình ảnh, bài viết trên website, slogan… Chỉ cần nó chạm tới cảm xúc của khách hàng (cảm xúc ở đây có thể là tích cực hoặc tiêu cực), thì cơ hội để được lan truyền càng dễ dàng hơn. Từ đó thúc đẩy khách hàng quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm và nội dung bạn tạo ra thông qua lượt xem, lượt yêu thích và đặc biệt là lượt chia sẻ.
Cho nên, khi một chiến dịch Viral Marketing bắt đầu có dấu hiệu được lan truyền thì công việc của các marketer cũng nhẹ nhàng hơn, vì đã được khách hàng thay họ làm Marketing. Tuy nhiên, để tạo được một chiến dịch Viral Marketing thành công không phải là điều dễ dàng.
Nội dung viral không nhất thiết phải được tạo ra từ một chiến dịch Marketing có chủ đích trước. Mà đôi khi nó xuất phát tự nhiên, ngay cả người tạo ra nó vẫn không thể lường trước được mức độ lan truyền.
Ví dụ về Viral Marketing của Điện Máy Xanh:
Chiến dịch quảng cáo của Điện máy xanh từng “làm mưa làm gió” một khoảng thời gian dài trên hầu hết các phương tiện truyền thông (từ truyền thống đến các kênh social media). Theo thống kê từ Buzzmetrics, trang tạo được nhiều tương tác nhất có tới 14.304 bình luận, 167.464 lượt thích, 15.068 chia sẻ chỉ trong vòng 9 ngày kể từ khi ra mắt. Cũng trong thời điểm đó, video quảng cáo của Điện máy xanh đã lọt vào vị trí thứ 2 trong top 10 video có lượt xem nhiều nhất Châu Á. Đây quả là những con số ấn tượng mà tất cả các marketer đều mong muốn đạt được.
2. Vì sao Viral Marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để triển khai?
Thử hỏi bất kỳ một nhà tiếp thị nào dám nói rằng tôi không muốn chiến dịch của mình được lan truyền mạnh mẽ. Viral Marketing như một “đòn bẩy” nâng thương hiệu của bạn đến với nhiều khách hàng hơn, bên cạnh đó nó còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp:
Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Để một chiến dịch Marketing được lan truyền mạnh mẽ, ban đầu bạn cần phải bỏ ra một số chi phí quảng cáo qua kênh social, tivi, PR… nhằm tạo “cú hích” để tiếp cận với khách hàng.
Nhưng khi đã tạo được tiếng vang thì mọi chi phí để quảng cáo, tiếp cận với khách hàng gần như bằng không. Bởi, trong Viral Marketing khách hàng sẽ thay thế bạn làm nhiệm vụ quảng bá, truyền tải thông điệp đến với nhiều người hơn. Hiệu quả mang lại đôi khi còn mạnh hơn gấp nhiều lần so với các hình thức quảng bá khác.
Tuy nhiên để làm được điều này, bạn cần phải sáng tạo ra những ý tưởng mới, thật bùng nổ và khác biệt. Đây là mấu chốt quan trọng nhất trong Viral Marketing.
Khả năng tiếp cận cực kỳ lớn
Viral Marketing là một trong những chiến thuật Marketing tạo được sự bùng nổ trong khoảng thời gian khá ngắn. Một khi được phát tán, khả năng lan truyền sẽ đạt đến tốc độ mà bạn không thể ngờ được. Đây là một lợi thế rất lớn của Viral Marketing, giúp doanh nghiệp cảm thấy hứng thú và lựa chọn thực hiện hơn.
Bạn thường thấy, có thể sau một đêm bỗng dưng một thương hiệu nào đó dễ dàng phổ biến ở khắp các mặt báo, các kênh social hay trên truyền hình. Nhưng đằng sau sự thành công vang dội này có khi là quá trình dài đằng đẵng của cả một tập thể.
Tăng nhận thức về thương hiệu
Nội dung mang tính viral thường được nhiều người chia sẻ, tạo nên sự lặp đi lặp lại cho người đọc. Vô tình quá trình này tạo sự ghi nhớ về thương hiệu trong nhận thức khách hàng. Một khi sản phẩm hay dịch vụ được nhiều người nhắc rất dễ tạo lòng tin với những khách hàng khác.
Chẳng hạn, trong lúc online facebook với khá nhiều tin tức khác nhau sẽ có những thông tin khiến bạn chú ý ngay lần đầu, nhưng cũng có một số thông tin bạn phớt lờ đi. Nếu thông tin chưa được quan tâm cứ xuất hiện nhiều lần trên newfeed chắc chắn sẽ khiến người dùng tò mò, thắc mắc và tìm hiểu về nó nhiều hơn. Họ bắt đầu có thêm nhận thức về thương hiệu của những thông tin này.
Bên cạnh đó, khi thương hiệu bạn được khách hàng ghi nhớ nhu cầu khách hàng dần dịch chuyển từ chưa có nhu cầu sang muốn mua sản phẩm. Điều này góp phần gia tăng doanh số bán hàng.
3. Yếu tố để chiến dịch Viral Marketing được lan truyền mạnh mẽ
Giá trị cốt lõi tạo nên nội dung lan truyền phải đi từ việc thấu hiểu người dùng. Bởi chính họ sẽ thay thế các công cụ khác để lan tỏa thông điệp của bạn đến với nhiều người. Nếu người làm Viral Marketing không hiểu người dùng sẽ rất khó chạm được cảm xúc và khiến họ chia sẻ. Để làm được điều này, bạn phải biết được yếu tố nào dễ tác động đến hành vi người dùng.
Nội dung hữu ích và độc nhất
Nội dung hữu ích, mang lại giá trị cho người dùng là loại nội dung dễ lan truyền nhất. Bởi họ muốn những người thân, bạn bè xung quanh mình đọc được những nội dung này. Do đó, tùy vào từng sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh bạn hãy đưa ra những thông tin bổ ích cho người dùng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo đây là nội dung mà bạn sáng tạo ra đầu tiên, không trùng lặp với những nội dung đã có trên thị trường. Hoặc nếu là thông tin đã có bạn cần tiếp cận theo một chiều hướng mới. Bởi nếu bắt chước hoặc lặp lại những ý tưởng đã có sẵn trước đó sẽ làm mất giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng.
Ví dụ về cách xây dựng nội dung mới lạ từ 1977 Vlog
Vào thời điểm gần cuối năm 2019 xuất hiện một nhóm sản xuất video hài trên kênh YouTube có tên 1977 Vlog. Chỉ với 1 video đăng tải đã giúp kênh này thu về hơn 100.000 lượt đăng ký. Yếu tố giúp video này mang tính viral cao, được nhiều người quan tâm chính là cách xây dựng nội dung mới lạ. Bằng cách chuyển thể những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam sang những video ngắn dưới dạng phim xưa theo hơi hướng hài hước, vui nhộn xen kẽ với những trào lưu nổi bật ở từng thời điểm.
Cách xây dựng nội dung này như một món ăn tinh thần mới đối với người xem, tạo cho họ cảm giác thú vị, mới lạ. Nhờ vậy đã giúp 1977 trở nên nổi bật, được nhiều người biết đến hơn nhờ những clip mang tính Viral cao như thế này.
Nội dung truyền tải được cảm xúc
Cảm xúc chính là yếu tố quyết định nội dung có được lan truyền không. Dù là tiêu cực hay tích cực cũng đều nhận được sự chú ý như nhau từ người dùng. Quan trọng là bạn phải biết được loại cảm xúc nào phù hợp với thương hiệu của mình. Làm được điều này, chiến dịch Viral Marketing sẽ trở nên lan tỏa hơn.
Hơn nữa, cảm xúc trong mỗi chiến dịch Viral Marketing phải chạm đến đỉnh của cảm xúc mới kích thích hành động của người dùng. Kiểu cảm xúc nửa vời, rất khó tạo nên tính Viral.
Ví dụ về Viral Marketing của Shopee: chiến dịch “Baby Shark”:
Giai điệu “Cùng Shopee i i i i…” từng không chỉ vang khắp các phương tiện truyền thông tại Việt Nam mà còn ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philipin, Singapore… Tính đến thời hiện tại (tháng 2/2020) video này đã đạt trên 65 triệu view.
Thành công này một phần là nhờ Shopee đã tiếp nối được cảm xúc tuyệt vời từ bài hát Baby Shark trước đó. Đây là một bài hát vui nhộn, bắt tai được nhiều người yêu thích (tức là đã viral trước khi Shopee thực hiện). Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với chiến dịch này của Shopee, nhiều khách hàng cảm thấy phiền và khó chịu khi giai điệu này lặp lại quá nhiều lần.
Hai luồng cảm xúc trái chiều này làm cho chiến dịch Viral Marketing của Shopee càng trở nên nổi bật hơn. Cụ thể, với những người chưa xem video họ sẽ tò mò về nội dung và bắt đầu tìm kiếm về nó.
Kết quả thu về từ chiến dịch này đã mang về cho Shopee những con số ấn tượng: số lượt truy cập website trung bình cao nhất cả nước trong quý 3/2018; lượt truy cập website tăng lên 30% (từ vị trí số 3 lên vị trí đầu tiên).
Sự hỗ trợ của các kênh truyền thông
Phương tiện truyền thông xã hội bùng nổ đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tính viral của nhiều chiến dịch Marketing. Khi mà người dùng dành nhiều thời gian để tham gia vào các diễn đàn hay lướt mạng xã hội thì cơ hội được chia sẻ cũng tăng theo.
Các kênh Social Media như youtube, facebook, blog… là những kênh truyền thông chính góp phần đưa nội dung bạn đến với nhiều khách hàng hơn. Một lợi thế lớn là nó hoàn toàn miễn phí và được người dùng tự nguyện chia sẻ.
4. Năm bước cơ bản để tạo một chiến lược Viral Marketing
Trong phần này, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về một chiến dịch Viral Marketing thành công như thế nào, GOBRANDING sẽ đi vào từng bước cơ bản của một chiến dịch. Ví dụ cụ thể sẽ đi sâu vào chiến dịch Viral Marketing “Chuyện cũ bỏ qua” của Mirinda.
Bước 1: Nghiên cứu khách hàng và thị trường.
Mọi chiến dịch Viral Marketing muốn thành công, có mức độ lan tỏa tốt đều phải lấy khách hàng làm trung tâm. Vì vậy, cần nghiên cứu xem khách hàng mình đang có nhu cầu gì ở thời điểm hiện tại, từ đó lên kế hoạch nội dung và các yếu tố khác để mang lại hiệu quả tối đa. Ngoài ra, hiểu khách hàng còn giúp bạn trả lời được các câu hỏi như:
- Khách hàng muốn xem gì, nghe gì, đọc gì?
- Nội dung khách hàng muốn chia sẻ là gì?
- Cách nào giúp khách hàng chia sẻ thuận tiện nhất?
Bên cạnh việc hiểu khách hàng, nghiên cứu thị trường trước khi tung ra một sản phẩm Viral Marketing càng tăng cơ hội thành công cho chiến dịch. Lúc này, bạn hiểu được những gì người dùng thích và không thích. Thậm chí, qua việc nghiên cứu thị trường bạn còn nắm bắt được những xu hướng đang được yêu thích, tận dụng thời cơ để bắt trends làm ra những sản phẩm viral cao.
Ví dụ: Cuối năm 2018 , Mirinda tung ra một video thuộc chiến dịch Viral Marketing với chủ đề “Chuyện cũ bỏ qua”. Nắm bắt tâm lý của đa số người dân Việt Nam là bước sang năm mới mọi buồn phiền, xích mích của cả năm đều có thể bỏ qua để chào đón cái Tết viên mãn, hạnh phúc nhất. Mirinda đóng vai trò hòa giải mọi mâu thuẫn, hiểu lầm trong năm cũ, cùng chung vui, đón Tết trong hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười. Mặt khác, thị trường giải trí vào dịp cuối năm ưa chuộng những bài hát, video vui nhộn nên chiến dịch của Mirinda vô cùng hợp lý.
Bước 2: Chọn mục tiêu và thông điệp
Mỗi một sản phẩm Viral Marketing chỉ nên có một thông điệp duy nhất để tránh gây sự mơ hồ khi truyền tải nội dung đến khách hàng. Và đương nhiên thông điệp phải hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu.
Bước nghiên cứu khách hàng và thị trường tạo tiền đề để xây dựng thông điệp và mục tiêu đúng với đối tượng khách hàng. Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong việc chọn mục tiêu và thông điệp rất dễ khiến thương hiệu bị ảnh hưởng tiêu cực.
Chẳng hạn, nhãn hàng Burger King phải nhận những chỉ trích dữ dội từ những người Châu Á khi tung ra video quảng cáo về một loại bánh burger mới cách ăn bằng đũa. Việc lựa chọn mục tiêu truyền tải và xây dựng thông điệp không mấy tinh tế đã khiến nhãn hàng bị tẩy chay ở nhiều nước Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Họ cho rằng đây không phải là một chiến dịch hài hước, vui nhộn mà là chế giễu văn hóa phương Đông.
Bây giờ, chúng ta tiếp tục với ví dụ về Viral Marketing của Mirinda:
“Chuyện cũ bỏ qua” là thông điệp chính và mục tiêu là gia tăng doanh số bán hàng trong mùa Tết 2019. Vào dịp Tết nhu cầu về ăn uống tăng cao, kết hợp với tâm lý khách hàng mà Mirinda nghiên cứu được ở bước đầu tiên, Mirinda chọn cách trở thành “đại sứ hòa giải” để kết nối mọi người, tạo thêm tiếng cười trong những ngày đầu năm. Yếu tố hài hước, vui nhộn trong video này mang lại những cảm xúc tích cực cho người xem, khiến họ yêu thích và lựa chọn sản phẩm của Mirinda.
Bước 3: Xây dựng nội dung
Đây là bước quan trọng và quyết định chiến dịch Viral Marketing của bạn có nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng không. Bởi nếu một thông điệp hay, một chiến lược hoàn hảo nhưng nội dung lại không thể hiện được những điều đó thì cũng vô nghĩa.
Nội dung viral có thể được xây dựng ở dạng hình ảnh, video, bài viết… miễn sao nó phù hợp với định hướng của từng doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, thứ thúc đẩy hành động của người dùng chính là cảm xúc, vì vậy xây dựng nội dung truyền đạt được cảm xúc cho người xem là thành công trong bước xây dựng nội dung.
Trong chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua” Mirinda lựa chọn hình thức triển khai nội dung dưới dạng MV. Nội dung xuyên suốt video là những mâu thuẫn, đấu đá từ cuộc sống hằng ngày đến những sự kiện nổi bật trong cả năm. Chiến lược nội dung cụ thể của Mirinda như sau:
- Nội dung xoay quanh những mâu thuẫn trong đời sống hằng ngày giữa những người hàng xóm, những người thân trong gia đình,..
- Xây dựng những mâu thuẫn này một cách hài hước, vui nhộn.
- Sản phẩm của Mirinda trở thành “đại sứ hòa giải” để gỡ rối những mâu thuẫn, mang lại tiếng cười rộn rã vào dịp Tết, kết nối mọi người với nhau.
Bước 4: Phân phối nội dung
Bạn muốn nội dung được lan truyền? Trước tiên hãy chủ động truyền tải nội dung đến trực tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông phù hợp. Đây là bước quan trọng nhất bạn cần làm sau khi sản xuất được nội dung, bởi nếu nội dung không được phân phối sẽ không ai biết đến và lan truyền nó.
Nếu ngày xưa nội dung chỉ được phân phối trên các phương tiện truyền thông truyền thống rất khó để tạo được sự lan truyền. Nhưng hiện nay, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội là những kênh phân phối cực kỳ hiệu quả cho chiến dịch Viral Marketing. Thông qua các kênh truyền thông như youtube, facebook, blog, diễn đàn… nội dung không những được tiếp cận với nhiều người mà còn được lan truyền thông qua nút chia sẻ nếu họ cảm thấy thích thú.
Ví dụ: Chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua” được phân phối ở tất cả các kênh như:
- YouTube
- Diễn đàn trên Facebook
- KOL
Bước 5: Đánh giá, theo dõi chiến dịch
Không phải bất kỳ chiến dịch Viral Marketing nào cũng mang lại thành công như mong đợi. Bởi, dù bạn có một chiến lược chỉn chu đến mấy thì cũng khó lường trước được phản ứng của người dùng ra sao. Vì vậy, sau khi nội dung được xuất bản và phân phối thì nhiệm vụ tiếp theo các người làm Marketing là theo dõi chiến dịch và đánh giá, tối ưu cho phù hợp.
Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi một chiến dịch Viral Marketing được phân phối:
- Người dùng hài lòng và phản ứng tích cực với nội dung bạn tạo ra: nhiệm vụ lúc này của bạn chỉ cần theo dõi các chỉ số viral và ghi nhận lại phản hồi từ khách hàng để phát triển cho những chiến dịch sau.
Ví dụ: Chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua là một thành công trong Viral Marketing của Mirinda với những con số đáng ngưỡng mộ như lượt xem gần 118 triệu lượt, hơn 1 triệu tương tác trên mạng xã hội, bài hát lọt vào top trending của YouTube, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.
Nhờ thành công này mà vào cuối năm 2019 Mirinda tiếp tục tung ra video Viral nối tiếp với “Chuyện cũ bỏ qua” có tên là “Thu mua chuyện cũ”.
- Không tạo được tính Viral: lúc này bạn cần theo dõi xem những điểm nào khiến nội dung bạn không thu hút được khách hàng, ghi nhận lại để cải thiện cho những lần sau.
- Người dùng có phản ứng tiêu cực với nội dung Viral: đây là trường hợp xấu nhất khi làm Viral Marketing, không ai mong muốn nhận được. Việc theo dõi chiến dịch sau phân phối giúp bạn có những biện pháp khắc phục kịp thời với những tình huống xấu như bị tẩy chay nhãn hàng, khán giả phản ứng dữ dội…
Ví dụ: Như ví dụ về video Viral Marketing của nhãn hàng Burger King bên trên là một trong những chiến dịch Viral thất bại, bị khách hàng tẩy chay mạnh mẽ. Sau khi nhận được những phản ứng gay gắt từ khách hàng, Burger King đã lập tức xóa video và lên tiếng xin lỗi.
Việc đánh giá và theo dõi một chiến dịch Viral Marketing đang triển khai giúp bạn tìm được những điểm yếu ở chiến dịch lần này để tối ưu lại tốt hơn trong những chiến dịch tiếp theo. Đồng thời, hiểu được khách hàng mục tiêu của mình yêu thích điều gì để phát huy trong tương lai.
5. Mối quan hệ giữa Viral Marketing và SEO
Viral Marketing có tác động rất lớn đối với SEO. Bởi một trong ba yếu tố chính giúp SEO thành công chính là backlink và khi chiến dịch Viral Marketing thành công sẽ tạo ra lượng backlink cực kỳ lớn, miễn phí và chất lượng cho website. Các lượt click dẫn đến website qua Viral Marketing giúp tăng lượng truy cập, tăng độ uy tín cho website, hỗ trợ quá trình SEO lên top Google nhanh hơn.
Ngược lại, SEO cũng hỗ trợ khá tốt cho Viral Marketing. SEO giúp người dùng tiếp cận với chiến dịch của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm. Và nếu nội dung bạn xây dựng mang lại cảm xúc cho người đọc, người xem sẽ thúc đẩy họ chia sẻ với nhiều người hơn.
Cho nên, để chiến dịch Marketing doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm có hiệu quả hơn bạn cần phối hợp cả SEO và Viral Marketing. Điều này vừa giúp chiến dịch Viral được lan tỏa nhiều hơn, vừa thúc đẩy quá trình bán hàng trên website.
>> Dịch vụ SEO hiệu quả – giúp chiến dịch Viral Marketing thành công.
6. Kết luận
GOBRANDING vừa giúp bạn hiểu được Viral Marketing là gì. Đây là một trong những chiến lược Marketing giúp thương hiệu được lan tỏa mạnh mẽ và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Để một chiến dịch Viral Marketing thành công cần phải hội tụ nhiều yếu tố và các bước thực hiện cơ bản mà GOBRANDING vừa đề cập. Ngoài ra bạn có thể kết hợp SEO và Viral Marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng.
Phối hợp Viral Marketing và các giải pháp khác để tiếp cận khách hàng nhanh hơn
Nhận tư vấn Marketing Online miễn phí từ chuyên gia của GOBRANDING
Nhận tư vấn ngay!