Chọn web 2.0 nào để xây dựng site vệ tinh?
Theo dõi GOBRANDING trênHiện có khá nhiều hệ thống web 2.0 cho SEOer xây dựng website vệ tinh. Tuy nhiên, chúng luôn có những ưu nhược điểm nhất định.
Web 2.0 là xu hướng website thế hệ mới, được ứng dụng để chứa đựng nội dung, backlink. Đây là nơi tuyệt vời cho các SEOer xây dựng hệ thống backlink. Vô số web 2.0 nhưng chỉ có một số hệ thống phổ biến, được nhiều người chọn để sử dụng cho trang vệ tinh.
Nội dung chính
Blogger.com
Ưu điểm:
+ Sử dụng miễn phí, dễ sử dụng, vận hành cho những người mới bắt đầu, bảo mật cao vì được cung cấp bởi Google.
+ Bài viết được index nhanh, chất lượng backlink ở đây được đánh giá cao.
+ Không giới hạn số lượng site vệ tinh, có thể tạo được nhiều trang vệ tinh cùng lúc.
+ Cho phép bạn hiển thị các quảng cáo như: Amazon, Google AdSense…
+ Có thể SEO từ khóa lên top bằng blogger.
+ Được quyền sở hữu riêng
Nhược điểm:
+ Giao diện Blogger sử dụng XML nên có thể sẽ khó khăn khi tiến hành thiết kế giao diện, chỉnh sửa nó.
+ Không hỗ trợ FTP (giao thức trao đổi tập tin giữa máy tính với host và ngược lại).
+ Blogger dễ chịu trong khâu kiểm duyệt nội dung nên rất xảy ra spam.
tumblr.com
Dù mang nhiều hơi hướng là trang mạng xã hội, nhưng khá nhiều đơn vị chọn nó để thiết lập trang blog phụ. Tumblr đơn giản, dễ dàng và nền tảng này có số người dùng khá lớn.
Ưu điểm:
+ Hậu thuẫn mạnh mẽ từ Yahoo
+ Cho phép người dùng tùy biến cả tên miền và khá dễ sử dụng kể cả trên điện thoại (bao gồm cả việc upload ảnh lên).
Nhược điểm
+ Thuộc sở hữu của Yahoo, nên trên blog của bạn có thể xuất hiện các mẫu quảng cáo của đơn vị khác.
Wordpress.com
Ưu điểm:
+ Miễn phí, thân thiện với công cụ tìm kiếm
+ Mã nguồn mở nên có thể tùy chỉnh trang vệ tinh theo ý muốn, dễ vận hành
+ Có thể cài đặt hoặc bổ sung thêm tính năng khác
+ Có tùy chọn nâng cao, trả phí để xây dựng trang vệ tinh với các chủ đề và plugins mở rộng.
Nhược điểm:
+ Khi sử dụng bản miễn phí, trang vệ tinh đó không thuộc sở hữu của bạn.
+ Không được hiển thị quảng cáo từ Google AdSense, Chitika, Amazon…
+ Không hỗ trợ FTP
+ Hạn chế chủ đề, phải thường xuyên sao lưu tất cả dữ liệu của web vệ tinh
+ Phải mua tên miền và web hosting
Bên cạnh đó, những nền tảng web 2.0 có thứ hạng PR trên 5 như sau cũng khá tốt cho việc xây dựng website vệ tinh.
+ jimdo.com: PR8
+ weebly.com: PR8
+ wix.com: PR8
+ webs.com: PR7
+ blog.fc2.com: PR7
+ edublogs.org: PR7
+ yola.com: PR7
+ webnode.com: PR6
+ blog.com: PR6
+ soup.io: PR5
+ cabanova.com: PR5
+ jigsy.com: PR5
+ devhub.com: PR5
+ pen.io: PR5
+ smore.com: PR5
+ ……
Việc chọn nền tảng web 2.0 để xây dựng web vệ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn nên ưu ái chọn những nền tảng có thứ hạng PR cao.
Thực tế, site vệ tinh luôn rất cần cho các dự án SEO (SEO từ khóa, SEO tổng thể). Các SEOer chắc chắn đã từng trải qua công việc này. Bạn từng trải nghiệm một trong các website 2.0 nào đó thì hãy chia sẻ kinh nghiệm ở đây để mọi người tham khảo học hỏi thêm nhé!
Với sức mạnh đầu tư từ Nhật Bản, GOBRANDING sở hữu mạng lưới site vệ tinh có nội lực mạnh
Chúng tôi tự tin giúp bạn SEO website thành công!
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO
Website vệ tinh đóng góp gì cho SEO?
Xây dựng website vệ tinh thế nào để phát huy tối đa tác dụng?
Tags: # site vệ tinh