Google Search Console là gì? Sử dụng hiệu quả cho website

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Google Search Console hay Google Webmaster Tools là công cụ vô cùng quan trọng đối với quản trị website. Vậy cụ thể Google Search Console là gì? Các bước kết nối Search Console với website và sử dụng hiệu quả thế nào? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Google Search Console là gì?

Google Search Console là công cụ quản lý website miễn phí của Google, trước đây công cụ này có tên là Google Webmaster Tools.

google-search-console-la-gi (1)
Google Search Console là công cụ theo dõi hiệu suất website hiệu quả.

Công cụ này giúp chủ sở hữu, nhà tiếp thị và SEOer có thể theo dõi hiệu suất trang web trong chỉ mục tìm kiếm của Google. Do đó, việc kết nối website với Google Search Console rất quan trọng trong việc theo dõi hiệu suất, xử lý các vấn đề SEO OnpageSEO Offpage hiệu quả.

2. Các bước kết nối Search Console với website

Cách kết nối Google Search Console với website rất đơn giản. Trước tiên, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Đăng nhập tài khoản Google và đảm bảo tài khoản này là tài khoản doanh nghiệp.
  • Truy cập vào trang Google Search Console.
  • Nhập địa chỉ website của bạn.
  • Nhấp Tiếp tục.
  • Chọn cách xác minh trang web của bạn.
  • Nếu website của bạn sử dụng giao thức http:// và https://, hãy thêm cả 2 như các trang web riêng biệt. Bạn cần thêm từng tên miền như www.gobranding.com.vn và gobranding.com.vn.
  • Google sẽ bắt đầu theo dõi dữ liệu của website từ khi bạn thêm trang web vào Search Console.
kết nối search console với website
Trước khi dùng GSC để theo dõi trang web, bạn cần kết nối web với Search Console.

2.1. Xác minh website trên GSC

Đầu tiên, bạn cần xác minh sở hữu trang web, có 5 loại xác minh như sau:

  • Tải File xác minh lên thư mục Root của trang web (Hãy ưu tiên cách này). Bạn cần tải File về, tải lên thư mục Root của trang web và click vào nút Xác minh.
  • Lấy mã xác minh đặt vào thẻ <HEAD> trong trang chủ.
  • Xác minh cùng với tài khoản Google Analytics.
  • Sử dụng Tag Manager.
  • Liên kết một bản ghi DNS với Google Search.

2.2. Tên miền có www hay non-www?

Mỗi tên miền đại diện một trang web khác nhau nên www.gobranding.com.vn và gobranding.com.vn khác tên miền. Dù URL đó có trông giống nhau thì dưới góc độ người dùng thì chúng là 2 tên miền khác nhau.

Khi người dùng nhập www.gobranding.com.vn vào thanh trình duyệt hiển thị là gobranding.com.vn bởi vì GOBRANING đã chọn gobranding.com.vn là tên miền ưa thích. Nghĩa là GOBRANDING đã nói với Google là tất cả URL hiển thị trong thanh tìm kiếm là gobranding.com.vn. Do đó, các bên thứ 3 liên kết đến các trang web này, URL đó cũng được xem như là URL gobranding.com.vn.

Tóm lại, nếu bạn không báo cho Search Console tên miền bạn thích thì Google sẽ xem các phiên bản www hay non-www của tên miền là khác nhau và chia các lượt xem trang, Backlink, tương tác thành 2.

Lưu ý: Bạn cần Redirect 301 (chuyển hướng vĩnh viễn) từ tên miền không ưa thích sang tên miền ưa thích.

2.3. Xây dựng Sơ đồ trang web

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web, giúp Google tìm kiếm có thể cải thiện quá trình thu thập và lập chỉ mục cho các trang web của bạn nhanh chóng và dễ dàng. Có 4 tình huống sơ đồ trang web cải thiện quá trình thu thập dữ liệu như sau:

  • Website càng nhiều trang, GoogleBot càng dễ bỏ lỡ sự thay đổi nào trên trang của bạn. Do đó, File Sitemap không quá 50.000 URL.
  • Các trang web có ít liên kết đến từ các trang web khác, trình thu thập dữ liệu của Google khó có thể phát hiện trang web đó.
  • Đối với website mới hoạt động sẽ có ít Backlink trỏ về nên sẽ khiến website đó ít được tìm thấy và khám phá.
  • Website sử dụng nội dung đa phương tiện và hiển thị trong Google News thì Sitemap rất quan trọng, giúp Google dễ dàng định dạng chúng và hiển thị trong Google tìm kiếm.

Khi xây dựng sơ đồ trang web, hãy gửi nó cho Google bằng công cụ bản đồ trang web GSC.

Lưu ý: Với website mới xây dựng, bạn cần 1-3 ngày để Google có thể thu thập dữ liệu và xem được dữ liệu chi tiết (khoảng 1-3 ngày).

2.4. Báo cáo trạng thái lập chỉ mục của trang web

Mỗi trang web sẽ được gán một trong 4 trạng thái sau đây:

  • Lỗi: Trang web không thể được trình thu thập lập chỉ mục.
  • Cảnh báo: Trang web được lập chỉ mục nhưng gặp vấn đề.
  • Hợp lệ.
  • Đa loại trừ.

Quản trị viên, nhà tiếp thị và SEOer cần thường xuyên kiểm tra trạng thái lập chỉ mục của trang web nhằm phát hiện lỗi kịp thời và fix lỗi ngay lập tức để Google có thể lập chỉ mục trang web.

3. Cách sử dụng Google Search Console

3.1. Xác định truy vấn CTR cao nhất

Để xem truy vấn CTR, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Nhấp vào mục Hiệu suất.
  • Nhấp vào Truy vấn.
  • Thay đổi phạm vi ngày: 12 tháng trước (bạn có thể tùy chỉnh phạm vi khác).
  • Chọn Trung bình CTR.

Lưu ý: Hãy lọc theo Lượt hiển thị từ cao xuống thấp nhằm tìm được các cụm từ có lượt hiển thị cao nhưng có CTRVị trí thấp để tập trung tối ưu những cụm từ đó.

truy vấn ctr cao nhất
CTR là một chỉ số quan trọng mà bạn cần theo dõi trên Google Console.

3.2. Xác định thứ hạng từ khóa tăng hay giảm

Để xác định được thứ hạng từ khóa tăng hay giảm, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Nhấp vào Hiệu suất.
  • Nhấp vào Truy vấn trực tuyến.
  • Nhấp chọn phạm vi Ngày phạm vi nhằm thay đổi ngày tùy chỉnh và chọn So sánh trực tiếp.
  • Chọn 2 khoảng thời gian tương đương và nhấp vào Áp dụng.

>> Bên cạnh đó, bạn có thể quan tâm đến Top 5 cách kiểm tra thứ hạng từ khoá chính xác trên Google.

xác định thứ hạng từ khóa
Bạn có thể theo dõi thứ hạng từ khóa trên website bằng Search Console.

3.3. Xác định truy vấn lượng truy cập cao nhất

Truy vấn lưu lượng truy cập cao nhất là chỉ số rất quan trọng trong việc xác định trang web nào có được người dùng truy cập nhằm tối ưu hóa nội dung, mang đến tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Bạn thực hiện các thao tác sau đây để xem được lượng truy cập cao nhất của website:

  • Nhấp vào Hiệu suất.
  • Nhấp vào Truy vấn.
  • Nhấp vào Phạm vi ngày để chọn khoảng thời gian cần check.
  • Nhấp vào Tổng số lượt nhấp chuột.
  • Nhấp vào mũi tên hướng xuống bên cạnh Click (Lượt nhấp).
xác định truy vấn lượng truy cập cao nhất
Lượt nhấp sẽ giúp bạn biết nhu cầu người dùng để tối ưu nội dung.

3.4. Số lượng trang web đã lập chỉ mục

Việc xác định số lượng trang web đã được Google lập chỉ mục rất quan trọng, giúp bạn tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục vấn đề này. Hãy thực hiện các bước sau:

  • Truy cập vào trang Tổng quan của GSC.
  • Trong báo cáo Trạng thái lập chỉ mục, bạn hãy xem số Các trang hợp lệ.

Lưu ý: Hãy nhớ rằng, con số lý tưởng cho số Trang bị lỗi là 0.

Nếu có trang bị lỗi, hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trang web đó:

  • Đi đến trang Tổng quan.
  • Trong Trạng thái lập chỉ mục, chọn Báo cáo chi tiết.
  • Cuộn đến Lý do trang không được lập chỉ mục để tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi lập chỉ mục cũng như mức độ thường xuyên xảy ra.
  • Nhấp đúp chuột vào lỗi mà bạn muốn xem để biết các URL nào bị ảnh hưởng để sửa lỗi chúng.
lý do trang web không index
Google Console cung cấp lý do các trang không được lập chỉ mục.

3.5. Xác định các vấn đề khả dụng trang web trên Mobile

Tính khả dụng của trang web trên Mobile quan trọng không kém đối với trải nghiệm người dùng trên trang web. Bạn cần biết trang web của mình trên thiết bị di động có xảy ra lỗi hay không bằng cách:

  • Nhấp vào Tính khả dụng trên thiết bị di động.
  • Chọn checkbox Lỗi.
  • Cuộn xuống Vì sao không dùng được trang trên thiết bị di động để tìm ra lỗi gây ra sự cố của trang web trên thiết bị di động và mức độ thường xuyên xảy ra.
  • Nhấp đúp chuột vào lỗi mà bạn muốn xem để tìm các URL bị lỗi.
xác định vấn đề trên mobile
Các vấn đề khả dụng trang web trên Mobile được cung cấp trong công cụ.

Backlink là một yếu tố quan trọng trong SEO website, là một tính hiệu tốt cho Google biết nội dung trang web của bạn đáng tin cậy và hữu ích với người dùng. Do đó, càng nhiều Backlink càng tốt và cần phải xuất phát từ các trang có thẩm quyền cao. Để biết được tổng số Backlink đến trang web của bạn, bạn thực hiện các bước sau đây.

  • Nhấp vào Liên kết.
  • Nhấp vào Thêm trong Các trang web liên kết hàng đầu.
  • Nhìn vào Tổng số liên kết bên ngoài của trang web.
  • Nhấp vào mũi tên hướng xuống bên cạnh Số trang liên kết để sắp xếp các Backlink cao đến thấp.
  • Để xem trang web nào đang liên kết đến trang nào, bạn cần nhấp đúp chuột vào URL đó.
tổng backlink của website
Tổng liên kết ngược trỏ về website của web GOBRANDING.

Nếu bạn muốn giúp một trang web có thứ hạng cao trên Google tìm kiếm, những Backlink trỏ về phải chất lượng, thẩm quyền cao. Bạn có thể xem các URL có nhiều liên kết ngược nhất bằng cách:

  • Nhấp vào Liên kết.
  • Nhấp vào Thêm trong Các trang web liên kết hàng đầu.
  • Nhấp vào mũi tên xuống bên cạnh Liên kết đến của Liên kết trực tiếp nhằm sắp xếp các liên kết ngược từ cao đến thấp.

Cách xác định website nào liên kết đến trang web của bạn nhiều nhất:

  • Nhấp vào Liên kết.
  • Cuộn xuống các Các trang web liên kết hàng đầu.

3.8. Tìm và sửa lỗi AMP

AMP (Accelerated Mobile Pages) là trang tăng tốc dành cho phiên bản thiết bị di động của website. Bạn có thể tìm thấy và sửa lỗi AMP bằng cách:

  • Nhấp vào AMP.
  • Chọn checkbox Lỗi.
  • Cuộn xuống Thông tin chi tiết để xem vấn để trang web dành cho phiên bản di động gặp phải và mức độ thường xuyên xảy ra.

AMP ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Mặc định, các lỗi sẽ được xếp hạng theo mức độ nghiêm trọng, tần suất và bạn đã xử lý các vấn đề AMP chưa.

3.9. Kiểm tra Google đã lập chỉ mục URL chưa?

Để kiểm trang cụ thể một URL đã được index chưa? Bạn cần thực hiện:

  • Nhấp vào thanh Kiểm tra mọi URL đầu trang.
  • Nhập URL trang web mà bạn cần kiểm tra.
  • Nếu URL đó đã nằm trên Google và được lập chỉ mục thì trang web đó đã có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • Phần Trải nghiệm và các tính năng nâng cao cung cấp các thông tin như Tính khả dụng trên thiết bị di động, Đường dẫn và Hộp tìm kiếm liên kết trang web.
kiểm tra trang web được index chưa
Bạn dễ dàng kiểm tra tình trạng lập chỉ mục của một URL cụ thể.

3.10. Trở về phiên bản cũ của Search Console

Google Search Console tuy có giao diện trực quan nhưng lại không có đầy đủ các tính năng ở phiên bản cũ. Nếu bạn muốn trở về phiên bản cũ thừ nhấp vào Chuyển đến phiên bản cũ trong menu bên trái màn hình.

>> Bạn cần kết hợp Google Analytics để theo dõi hiệu suất website hiệu quả.

4. Kết luận

Qua bài viết này, bạn đã biết kết nối website với GSC và cách sử dụng Google Search Console trong việc quản lý hiệu suất trang web. Bạn cần theo dõi các chỉ số và vấn đề trên web nhằm nắm bắt được tình hình kịp thời, xử lý nhanh chóng và tối ưu SEO website hiệu quả.

SEO website không bao giờ là dễ dàng, tốn rất nhiều nhân lực và thời gian triển khai của doanh nghiệp. Đó chính là lý do vì sao các doanh nghiệp chọn Dịch vụ SEO trọn gói nhằm thúc đẩy hiệu suất tối ưu trang web một cách tốt nhất. Bạn có thể điền form bên dưới để được tư vấn chi tiết cho website của mình.

GIẢI PHÁP SEO WEBSITE – TĂNG HIỆU SUẤT TRANG WEB HIỆU QUẢ

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.

Bình luận
profile profile hotline