Tải tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh cực chi tiết

Theo dõi GOBRANDING trên
Rate this post

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường biến động như hiện nay để có thể học hỏi, rút kinh nghiệm và xây dựng các chiến lược tiếp thị phù hợp. Để tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng và cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing cũng như ứng dụng nó vào thực tiễn doanh nghiệp, tham khảo bài viết này và tải ngay Tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh của GOBRANDING với 39 slide cực chi tiết kèm ví dụ minh họa cụ thể. 

Đăng Ký Tải Ngay:

1. Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh online trong doanh nghiệp?

Trước khi lý giải lý do tại sao doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh thì cần hiểu vậy phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc mà doanh nghiệp xác định đối thủ kinh doanh sản phẩm dịch vụ tương tự mình và xem xét và đánh giá họ thông qua điểm mạnh, điểm yếu, các tiêu chí đã được doanh nghiệp vạch ra từ trước.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh trên môi trường trực tuyến là vấn đề thiết yếu mà doanh nghiệp cần thực hiện trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay và doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh kinh doanh online. Thông qua quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể:

  • Dễ dàng xác định được đâu là đối thủ cạnh tranh kinh doanh những sản phẩm dịch vụ tương đồng.
  • Cập nhật những xu hướng mới của thị trường ngành để mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
  • Hiểu thêm về nhóm khách hàng của đối thủ và khách hàng mục tiêu tương đồng giữa doanh nghiệp bạn với đối thủ.
  • Biết được hành vi của đối thủ trên môi trường online như thế nào.
  • Học hỏi những điểm mạnh, lợi thế mà đối thủ cạnh tranh đã ứng dụng để phát triển.
  • Tránh được những sai sót từ việc rút kinh nghiệm qua những điều mà đối thủ cạnh tranh làm chưa tốt.
Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh online trong doanh nghiệp?
Tầm quan trọng của phân tích đối thủ cạnh tranh

2. Lợi ích khi tải tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trực tuyến

Tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trên môi trường trực tuyến cung cấp cho các nhà tiếp thị nắm được xu hướng dịch chuyển của ngành, cách thu thập thông tin giá trị cho hoạt động Digital Marketing bằng công cụ SEMrush một cách chi tiết với ví dụ minh họa cụ thể. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng để triển khai phân tích đối thủ cạnh tranh của mình theo tháng/ quý một cách bài bản và đầy đủ hơn. Đây là một công cụ hữu ích hỗ trợ đắc lực cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ mà trước đây chưa từng ứng dụng cách thức này để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hay doanh nghiệp đã biết cách phân tích nhưng chưa mang lại hiệu quả. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc mà doanh nghiệp cần tiến hành mỗi tháng để theo dõi và cập nhật thường xuyên vì thế có một mẫu báo cáo đối thủ cạnh tranh chung gồm các đầu việc cần thực hiện và hướng dẫn cụ thể sẽ giúp cho các nhà tiếp thị tiết kiệm được thời gian, nguồn lực và đem đến hiệu quả tối ưu. 

3. Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để có thông tin giá trị cho hoạt động Digital Marketing 

Dưới đây, GOBRANDING sẽ chia sẻ đến bạn các chỉ số quan trọng bạn nên theo dõi trên mỗi kênh Digital Marketing thông qua SEMrush để có thể nắm được tình hình của doanh nghiệp bạn và đối thủ cạnh tranh. Những chỉ số này đều được đề cập chi tiết trong Tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh của GOBRANDING.

Thông thường, bạn nên áp dụng theo đúng thứ tự, quy trình miêu tả dưới đây để hiểu rõ độ nhận diện của đối thủ trên thị trường trực tuyến, và không bỏ sót bất kỳ thông tin nào.

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để có thông tin giá trị cho hoạt động Digital Marketing 
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh

3.1. Khai thác thông tin từ lưu lượng truy cập website của đối thủ

Thế giới trực tuyến cũng như môi trường tự nhiên vậy, người sống sót không hẳn là người mạnh nhất, mà là người có thể thích nghi tốt nhất. Bất kỳ lúc nào, bạn cũng phải đảm bảo chiến lược Digital (kỹ thuật số) của mình có thể đánh bại đối thủ. Riêng giai đoạn hiện tại, cần chắc chắn chiến lược Marketing mà bạn chọn có thể đạt lợi nhuận, trọng tâm của chiến dịch phải khớp với nhu cầu đang thay đổi của người dùng, và thông điệp của chiến dịch phải được khách hàng đón nhận.

Các chiến lược cũ của bạn có thể đã không còn phù hợp nên bạn cần hành động quyết đoán. Trong trường hợp này, bạn phải xác định những điều không nên làm trước. Đây là những nguyên nhân tại sao bạn cần phân tích lưu lượng truy cập của đối thủ.

Bạn có thể phát hiện cách thức thu hút người xem của đối thủ thông qua 2 công cụ SEMrush Traffic Analytics và Market Explorer để tìm ra:

  • Kênh Digital Marketing nào của đối thủ hoạt động hiệu quả nhất.
  • Quốc gia nào có lượt truy cập nhiều nhất.
  • Hình dung toàn cảnh tình hình cạnh tranh thông qua Growth Quadrant (Biểu đồ góc phần tư thể hiện mức độ tăng trưởng).
  • Đánh giá đối thủ dựa trên quy mô đối tượng và tiềm năng thị trường của họ.
  • Kiểm tra thị phần trực tuyến và chiến lược Digital Marketing chi tiết của đối thủ.

3.2. Phân tích các hoạt động SEO của đối thủ

Nếu đối thủ có lượng truy cập tự nhiên cao hơn bạn, có nghĩa là số lượt nhấp chuột, khách hàng tiềm năng và doanh thu của họ cũng đang vượt qua bạn. Có hàng trăm lý do để giải thích cho việc này nhưng thông thường chúng đều khá đơn giản. Với công cụ Organic Research, bạn có thể theo dõi tần suất xuất hiện của website đối thủ trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Bạn cũng có thể phân tích chi tiết các từ khóa đã giúp đối thủ xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên thông qua:

  • Tìm ra các từ khóa hiệu quả nhất của đối thủ.
  • Khái quát hành vi người dùng dựa trên tần suất tìm kiếm.
  • Xem các trang phổ biến nhất mà người dùng tìm thấy trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • Hình thành ý tưởng sơ khai về cách tối ưu hóa chiến dịch để tăng thứ hạng và mức độ thảo luận.

Để hiểu thêm về các hoạt động SEO của đối thủ, ta cần thực hiện thêm hai bước:

  • Tìm ra điểm khác biệt giữa hệ thống backlink của bạn và đối thủ với công cụ Backlink Gap. Bạn có thể thêm tên miền gốc, tên miền phụ hoặc URL của đối thủ. Sau đó tham khảo những nguồn đang dẫn liên kết trỏ đến đối thủ, nhưng không liên kết với bạn và tìm cách tiếp cận họ.
  • Nâng cao chiến lược tiếp thị với công cụ Keyword Gap. Thực hiện so sánh song song tất cả điểm giống và khác giữa các bộ từ khóa (gồm từ khóa tự nhiên, trả phí hoặc quảng cáo danh mục) của tối đa 5 tên miền đối thủ.

3.3. Thu thập ý tưởng từ quảng cáo trực tuyến mới nhất của đối thủ

Muốn làm rõ bức tranh toàn cảnh đầy biến động của ngành quảng cáo hiện nay, bạn cần theo dõi sát sao các đối thủ trong thị trường ngách của mình. Mục đích của việc này là nhằm tìm hiểu cách đối thủ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và truyền tải thông điệp. Bên cạnh đó, thông qua việc tìm hiểu đối thủ, ta cũng có thể tham khảo phương pháp giúp các doanh nghiệp tên tuổi trên thị trường vượt qua những khủng hoảng tương tự trong quá khứ.

Để phân tích bất kỳ nhà quảng cáo bạn quan tâm, hãy sử dụng Advertising Research (công cụ Nghiên cứu Quảng cáo). Truy cập các thẻ khác nhau để biết được:

  • Số lượng từ khóa đang triển khai tại phiên đấu giá của website bạn sở hữu.
  • Lưu lượng truy cập thu được từ các từ khóa này.
  • Ước tính chi phí để thu hút lưu lượng truy cập từ quảng cáo.

Đối thủ cạnh tranh mục tiêu của bạn và những website khác từ nguồn quảng cáo.

Bước tiếp theo đơn giản là điều chỉnh mẫu quảng cáo sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn, sau đó triển khai chiến dịch và theo dõi kết quả.

Cuối cùng, hãy tham khảo các trang đích trong chiến dịch quảng cáo của đối thủ, nhằm phân tích những chi tiết quan trọng như: quảng cáo sẽ điều hướng người dùng đến trang  nào trên website của họ ở từng thời điểm khác nhau.

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, bạn có thể phân tích được giá trị của phân khúc thị trường mục tiêu dựa trên PLA Research (Nghiên cứu Quảng cáo danh mục sản phẩm) và tối ưu hóa phần nội dung sáng tạo (về mặt từ khóa, tiêu đề và hình ảnh), cũng như ngân sách quảng cáo cần thiết để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn) tối đa.

3.4. Tham khảo cách đối thủ vận dụng Content Marketing và PR

Trong thời buổi biến động, bạn cần đặc biệt cẩn trọng trong các phát ngôn thương hiệu của mình và quản lý hoạt động quan hệ công chúng (PR) trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào mà bạn sở hữu, nhận được hoặc trả phí.

Như đề cập ở trên, khi được khảo sát, nhiều nhà quảng cáo đều thừa nhận họ phải thay đổi đáng kể nội dung thông điệp – tạo ra các nội dung bổ ích và cảm động hơn, truyền đạt sự đồng cảm đến đối tượng mục tiêu. Về mặt trực quan, tất cả các hình ảnh thuộc chủ đề đời sống đều cần được điều chỉnh, do các hình ảnh theo xu hướng thông thường đã không còn phù hợp.

Trước rất nhiều hạn chế và vấn đề cần cẩn trọng, việc phân tích cạnh tranh sẽ giúp bạn vạch ra một hướng đi an toàn. Các bước cần thiết như sau:

  • Theo dõi bất kỳ đề cập nào (từ hoặc cụm từ) liên quan đến thương hiệu, tên sản phẩm, danh mục sản phẩm, phương châm, v.v. của đối thủ. Một công cụ hỗ trợ hữu ích là Brand Monitoring Tool (Theo dõi thương hiệu).
  • Nghiên cứu chi tiết Hồ sơ backlink của đối thủ và theo dõi các liên kết đối thủ nhận được và mất đi. 
  • Đánh giá hiệu quả của nội dung bài viết xem có bao nhiêu lượt truy cập vào bài viết, bao nhiêu người chia sẻ và nhắc đến bài viết.

3.5. Theo dõi hoạt động của đối thủ trên Mạng xã hội

Mạng xã hội có thể được xem là phương tiện phù hợp nhất để truyền đạt tiếng nói của thương hiệu về tình hình hiện tại. 

Đối với các doanh nghiệp truyền thống, tạm thời họ không thể gặp gỡ khách hàng trực tiếp. Lúc này, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng để họ duy trì độ nhận diện bằng cách hỗ trợ khách hàng.

Về phía các doanh nghiệp trực tuyến, họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Vì thế, mạng xã hội là nơi giúp họ trở nên nổi bật và chứng minh giá trị bền vững của mình kể cả trong giai đoạn khủng hoảng.

Bạn có thể tìm câu trả lời từ chính đối thủ của mình bằng việc thực hiện các bước sau:

  • Tìm xem doanh nghiệp nào đang hoạt động tích cực trên mạng xã hội, họ đang sử dụng trên những nền tảng nào và lượng khán giả của họ tăng hay giảm.
  • Tìm hiểu loại hình nội dung (có nội dung nào không liên quan đến quảng bá không?) và tần suất đăng tải nội dung của đối thủ.
  • Kiểm tra xem có bất kỳ yếu tố mới nào trong sự tương tác của đối tượng và truyền thông thương hiệu của đối thủ không?
  • Tự mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp thông qua quảng cáo trên mạng xã hội.

4. Ứng dụng tài liệu mẫu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh đã được GOBRANDING nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và bạn chỉ cần ứng dụng nó vào phù hợp với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp của mình hiện tại. Thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có thể học hỏi, rút kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp thị trong tương lai của mình. 

Nếu như bạn chưa biết cách phân tích cạnh tranh trên môi trường trực tuyến như thế nào để hiệu quả tối ưu nhất. Hãy tải ngay Tài liệu hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh cực kỳ chi tiết của GOBRANDING.

Tải và tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh từ hôm nay:

Bình luận
profile profile hotline