SEO là gì? 4 tư duy cần biết để SEO website thành công
Theo dõi GOBRANDING trênSEO – Search Engine Optimization được xem là phương pháp phát triển và tối ưu website hàng đầu được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Vậy SEO là gì? SEO có thật sự mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh online hay mọi người chỉ đang thần thánh hóa sức mạnh của nó? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu ngay sau đây về SEO là làm gì!
Nội dung chính
- 1. SEO là gì?
- 2. Đối tượng dùng SEO gồm những ai?
- 3. Lợi ích của SEO Web là gì?
- 4. Hạn chế của SEO trong Marketing là gì?
- 5. 6 loại hình SEO tiêu biểu thường gặp
- 6. Các hình thức SEO nhất định phải biết
- 7. Vậy làm SEO là làm gì?
- 8. Các công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
- 9. Bạn cần có những tư duy này để đầu tư SEO hiệu quả
- 10. Kết luận
1. SEO là gì?
1.1. Dưới góc nhìn kỹ thuật, SEO nghĩa là gì?
SEO là viết tắt của từ gì? SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nghĩa là bạn sẽ thực hiện hàng loạt các công việc như tối ưu tốc độ, cấu trúc website, xây dựng liên kết, viết nội dung,… nhằm mục đích giúp website của bạn được bộ máy tìm kiếm đánh giá tốt và xếp hạng cao hơn trong top kết quả tìm kiếm của Google. SEO cũng là một thành phần của SEM (Search Engine Marketing) – Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.
Mặc dù Google sẽ xếp hạng cho website của bạn nhưng bạn cần hiểu đúng về cái đích cuối cùng của SEO không phải là Google mà là người truy cập vào website, là chính khách hàng của bạn!
Google muốn người dùng được cung cấp các thông tin chính xác nhất, có những trải nghiệm tốt nhất trên website được đề xuất, nhờ vậy Google mới có thể tồn tại được và vượt trội hơn các công cụ tìm kiếm khác. Do đó, nếu có cùng đích đến với Google là phục vụ người tìm kiếm thông tin, website của bạn sẽ lên Top.
Có thể hiểu làm SEO là sự phối hợp của hàng loạt các công việc nhằm tối ưu website ngày càng tốt hơn để thỏa mãn trải nghiệm thông tin của người truy cập, đồng thời được Google đánh giá tốt và xếp hạng cao trong SERPs.
Dĩ nhiên, Google sẽ đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá được “mã hóa” thành các thuật toán và thường được cập nhật 3 tháng/lần. Các mức độ quan trọng của các yếu tố có thể thay đổi, nhưng có một điều chắc chắn rằng để website của bạn mạnh hơn các đối thủ khác và thứ hạng cao bền vững theo thời gian, nhiệm vụ của SEO là phải nỗ lực giúp toàn website gia tăng các giá trị thực sự cho người truy cập, liên tục và bền bỉ qua mỗi ngày, mỗi năm.
Lưu ý:
- Thật ra có rất nhiều công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex… Tuy nhiên do số lượng người sử dụng Google chiếm phần lớn, nên khi nói tới SEO, đa số mọi người đều ngầm hiểu đó là thực hiện SEO trên Google.
- Nằm trong top Google nghĩa là nằm trong top 10 vị trí tự nhiên đầu tiên (kết quả không phải quảng cáo chứa “QC” hoặc “Ad”).
>> Tìm hiểu thêm về các thuật ngữ SEO bạn cần biết.
1.2. Về góc nhìn kinh doanh online, SEO là gì trong Marketing?
SEO là việc bạn dẫn lối khách hàng đến website của mình bằng cách đưa website lên top từ khóa mà khách hàng tìm kiếm.
Một chiến lược SEO Marketing vững chắc sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập cho website, thu hút khách hàng tiềm năng và doanh thu cho doanh nghiệp.
Hãy thử lấy ví dụ về SEO trong mảng du lịch. Khi bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch, điều trước tiên bạn làm là tìm kiếm thông tin về địa điểm mà bạn muốn đến trước. Có thể nhảy lên Facebook chat hỏi bạn bè, người quen, hoặc hỏi đồng nghiệp đã từng đi hay lên Google search. Nhưng bạn sẽ tìm thông tin trên Google như thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần gõ vài từ khóa thích hợp với nhu cầu của mình.
Ví dụ như “địa điểm du lịch nổi tiếng ở Phú Quốc”. Sau khi đã chọn được những nơi sẽ đi, bạn sẽ tìm tiếp khách sạn ở gần đó như “Khách sạn ở Phú Quốc” hay “Khách sạn ở Bãi Dài Phú Quốc”, sau đó là “quán ăn ngon ở Phú Quốc” và cứ thế bạn tìm kiếm thông tin để lấp đầy những nhu cầu của mình.
Đó là xét ở vị trí người tìm kiếm. Còn người đang kinh doanh dịch vụ ở Phú Quốc họ phải làm gì? Họ phải đưa website tới bạn, hay nói đúng hơn, làm sao khi bạn search những từ khóa trên, website của họ sẽ hiển thị ra, nếu càng ở những vị trí đầu tiên, khả năng bạn click vào xem sẽ càng cao.
Tương tự như vậy, bạn có website bán sản phẩm, dịch vụ nào đó, bạn cũng phải làm sao khi khách hàng search những từ khóa liên quan, website sẽ hiển thị ở những kết quả cao trên Google.
Bắt nguồn từ nhu cầu lấp đầy thông tin của khách hàng, khi làm SEO bạn phải mở rộng từ khóa dựa trên các chủ đề liên quan với sản phẩm, dịch vụ của mình thay vì chỉ thu gọn trong vài từ khóa bán hàng.
Tiếp nối ví dụ trên, ta sẽ có hàng loạt từ khóa với các chủ đề liên quan đến du lịch Phú Quốc như: khách sạn ở Phú Quốc, quán ăn ngon ở Phú Quốc, kinh nghiệm du lịch Phú Quốc, tour du lịch Phú Quốc, bản đồ du lịch Phú Quốc, thuê xe Phú Quốc, giá tour Phú Quốc, giá vé cáp treo Phú Quốc, địa điểm du lịch Phú Quốc,…
Dưới góc nhìn kinh doanh online, SEO sẽ giúp bạn tăng cơ hội đưa các thông điệp (về bán hàng hoặc đẩy mạnh thương hiệu) tới chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và chính xác nhu cầu thông tin mà họ muốn tìm kiếm.
2. Đối tượng dùng SEO gồm những ai?
SEO là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả, nhanh chóng mà lại ít tốn kém thông qua các công cụ tìm kiếm mà bất kỳ ai đang sở hữu một trang web hay một địa điểm kinh doanh nhất định phải biết đến. Dưới đây là những đối tượng cần dùng SEO:
- Những người quản lý website đang sở hữu một website bán hàng và muốn sản phẩm/dịch vụ của mình được nhiều người biết đến.
- Những marketers đang muốn gia tăng doanh số và tiết kiệm ngân sách dành cho quảng cáo.
- Những chủ doanh nghiệp đang muốn phát triển kinh doanh theo mục tiêu dài hạn thông qua công cụ tìm kiếm.
- Những người muốn làm công việc SEO cho doanh nghiệp hoặc cho cá nhân.
3. Lợi ích của SEO Web là gì?
Phần trên đã giải đáp thắc mắc SEO là gì, tiếp theo bạn sẽ thấy được lợi ích mà SEO có thẻ đem lại cho website và doanh nghiệp:
3.1. Website được tối ưu tốt hơn
Các thành phần của website như sitemap, tốc độ, URL, các thẻ, dung lượng hình ảnh, độ dài tiêu đề, code language,… được tối ưu sao cho chuẩn với yêu cầu của Google. Nhờ vậy, chất lượng website tăng lên. Đồng thời, khi SEO cho website cũng sẽ tạo những trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Ví dụ: Tốc độ website nhanh hơn giúp người truy cập không phải đợi lâu, các thao tác trở nên nhanh chóng, giảm khả năng khách hàng rời bỏ trang web của bạn.
3.2. Tăng cơ hội bán hàng
Thông qua việc lựa chọn từ khóa sát với nhu cầu cụ thể của khách hàng, SEO giúp bạn tiếp cận tới đúng đối tượng đang có nhu cầu mua. Nhờ vậy, đây là lượng truy cập tiềm năng có khả năng chuyển đổi cao.
Trong khi cần mua một sản phẩm nào đó, ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay đến việc lên Google tìm kiếm thông tin về sản phẩm, các lời khuyên, tư vấn. Nếu website càng có nhiều từ khóa lên top, lượng truy cập càng cao thì khả năng lượng khách hàng liên hệ bạn càng tăng.
3.3. Bạn “khỏe hơn” khi khách hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp
Trong khi chạy các loại quảng cáo khác, khách hàng ở thế bị động, bạn phải tìm mọi cách để “chạy đến với khách hàng” và cố gắng gây sự chú ý giữa hàng ngàn quảng cáo khác xung quanh. Và điều này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, bị “nhồi nhét” quảng cáo, spam. Thực tế, người dùng hiện nay sẽ không tin ngay vào quảng cáo, họ luôn muốn ở thế chủ động tìm hiểu thông tin.
Với hiệu quả đưa website lên Top Google, khách hàng sẽ cảm thấy được chủ động tìm kiếm bằng từ khóa thể hiện nhu cầu của họ. Họ được chủ động lựa chọn sẽ truy cập vào website nào, và chủ động trong quyết định liên hệ đến doanh nghiệp.
3.4. Phát triển thương hiệu trên Internet 24/7
SEO giúp đẩy nhiều từ khóa lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm. Càng tiếp cận được nhiều người, thương hiệu của bạn càng được biết đến nhiều hơn. Giữa kết quả quảng cáo và kết quả hiển thị tự nhiên, bạn tin tưởng hơn vào kết quả nào? Google luôn cố gắng cung cấp kết quả phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng nhất. Website ở vị trí tự nhiên càng cao càng có độ tin cậy cao hơn.
Khi mới bắt tay làm SEO, có thể số lượng từ khóa lên Top ít và lượng tìm kiếm khá hạn chế nhưng lại là các từ khóa giúp bạn bán được hàng. Sau một thời gian, website của bạn mạnh hơn, đủ sức để SEO các từ khóa khó (thường là từ khóa ngắn, có lượng tìm kiếm cao), thương hiệu của bạn có thể tiếp cận đến nhóm đối tượng rộng lớn hơn. Nhờ SEO website lên Top Google, người dùng có thể search từ khóa và tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào, không chỉ là ban ngày, mà cả lúc nửa đêm.
3.5. Tiết kiệm chi phí
Chi phí làm SEO không quá cao như một số hình thức quảng bá khác, rất phù hợp với những công ty vừa và nhỏ, cụ thể:
- Với quảng cáo tính theo click (PPC), bạn sẽ phải trả tiền cho cả các click ảo (click do đối thủ thực hiện hay do những khách hàng không tiềm năng).
- Trong khi đó, chi phí SEO là khoản tiền bạn đầu tư để làm cho website tốt hơn, tối ưu hơn. Các giá trị đầu tư này sẽ tồn tại cùng website. Dù có hàng ngàn lượt truy cập mỗi tháng từ kết quả SEO thì bạn cũng không phải trả thêm đồng nào cho các truy cập này.
- Một ưu điểm khác về mặt chi phí, việc bạn tối ưu tốt website sẽ giúp cho giá thầu quảng cáo Google (nếu bạn chạy Google Ads) sẽ giảm xuống nhờ chất lượng website được đánh giá tốt.
>> Xem thêm: Google Ads là gì? Các loại quảng cáo Google Ads bạn cần biết
3.6. Khả năng đo lường mạnh mẽ
SEO là một công cụ của Marketing Online. Do đó, nó cũng có khả năng đo lường hiệu quả mạnh mẽ. Từ kết quả cuối như thứ hạng từ khóa (dùng GWEBBOT, Ahref,…), traffic (Google Analytics) đến các thông số thuộc quá trình SEO như tuổi domain, tốc độ website, backlink (link website của bạn được gắn trên website khác), thời gian trên trang, tỷ lệ thoát,… Những chỉ số chi tiết này đều có công cụ để đo lường với mức độ chính xác cao.
3.7. SEO gắn liền với chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp
Bên dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về kết quả dài hạn mà SEO sẽ mang lại cho Doanh nghiệp. Những giá trị luôn đi cùng với sự phát triển trong tương lai mà Doanh nghiệp mong muốn hướng đến.
Đối với hành vi của người tiêu dùng, họ thường không để ý đến một phản xạ tự nhiên trong tâm trí họ. Đó chính là sự đo lường về niềm tin của họ với các thương hiệu, điều đó tương ứng với thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Cụ thể là các Doanh nghiệp, website được hiển thị ở vị trí đầu trên SERPs. Đồng nghĩa là website hay Doanh nghiệp đó sẽ là những đơn vị hàng đầu mà người tiêu dùng luôn nghĩ đến khi nhớ về sản phẩm mà Doanh nghiệp đang kinh doanh.
Nếu bạn không ngừng tối ưu và tăng cường nội lực cho website (điển hình nhất là xuất bản các nội dung chất lượng), SEO sẽ có hiệu quả ổn định và lâu dài. Với một trang bán hàng đã lên Top, nội dung trang đã được tinh chỉnh sao cho có sức thuyết phục mua tốt, thì trong 3 tháng tới, 6 tháng tới, thậm chí có thể vài năm tới hay lâu hơn nữa, nó vẫn tiếp tục phát huy giá trị mang về đơn hàng cho bạn. Tất cả các giá trị bạn tạo thông qua SEO đều được tích lũy và tồn tại trong suốt “quá trình sống” của website.
4. Hạn chế của SEO trong Marketing là gì?
Bên cạnh rất nhiều lợi ích mà SEO mang lại cho doanh nghiệp, người làm SEO cũng nên biết những hạn chế của nó để có thể cân bằng và lên chiến lược SEO phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty. Các hạn chế cụ thể như sau:
- Google liên tục cập nhật thuật toán để tối ưu trải nghiệm người dùng
Để đem đến trải nghiệm tốt nhất hay kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng, Google thường xuyên có các đợt thay đổi thuật toán. Thuật toán thay đổi đồng nghĩa với thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm cũng bị ảnh hưởng, chính vì thế những nhà làm SEO phải luôn theo dõi và cập nhật thông tin kịp thời những đợt Google thay đổi thuật toán. Hiện tại, Google đã có hơn 200 thuật toán để xếp hạng trên SERP.
- Sự tấn công liên tục từ đối thủ cạnh tranh
Không chỉ có doanh nghiệp của bạn nhìn thấy tiềm năng của SEO, mà bên ngoài kia còn rất nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành cũng đang đầu tư cho SEO. Vậy nên, bạn sẽ bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt diễn ra liên tục, trong đó nếu chiến dịch SEO của doanh nghiệp bạn đạt kết quả cao hơn các đối thủ của mình thì họ sẽ nhanh chóng thay đổi chiến dịch để vượt mặt bạn. Vì vậy, hãy luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng để luôn sẵn sàng với cuộc đua thứ hạng hiển thị với đối thủ.
>> Tìm hiểu ngay: Cách phân tích tối thủ cạnh tranh trên môi trường trực tuyến và tải mẫu hướng dẫn cực kỳ chi tiết
- Cần nhiều thời gian đầu tư và kiên trì thực hiện
Các doanh nghiệp phải mất ít nhất hai tháng để bài viết được lên top đầu và giữ thứ hạng bền vững trong trang kết quả tìm kiếm trên Google. Việc một bài viết lên top trong một vài ngày là điều không thể xảy ra, cho dù có xảy ra thì cũng không bền vững và nhanh chóng bị tụt hạng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kiên trì thì mới có thể đạt được kết quả như mong đợi. Nếu doanh nghiệp bạn đang loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu thì có thể liên hệ các công ty cung cấp Dịch vụ SEO uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.
- Cần kết hợp với các yếu tố khác để tạo ra chuyển đổi
Nếu bạn đang trông mong hoàn toàn vào SEO để tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp thì bạn sẽ nhanh chóng thất vọng bởi việc tạo ra chuyển đổi còn phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài SEO, đó là:
- Chất lượng nội dung trang web.
- Giao diện trang web.
- Các kế hoạch marketing khác ví dụ như kế hoạch chạy remarketing.
- Hệ thống quản lý khách hàng (CRM) để chăm sóc khách và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp.
5. 6 loại hình SEO tiêu biểu thường gặp
Để hiểu cụ thể hơn về SEO là cái gì bạn hãy xem qua 6 loại hình SEO tiêu biểu thường gặp sau đây:
- Loại hình SEO tổng thể
SEO tổng thể là việc tối ưu toàn bộ trang web theo các tiêu chuẩn của Google để tăng sự nhận diện thương hiệu của cả trang web. Loại hình SEO này nhằm mục tiêu đưa các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và các từ khóa mà khách hàng tiềm năng quan tâm lên TOP Google.
>> Xem thêm: SEO tổng thể là gì? Lợi ích và quy trình SEO Web tổng thể.
- Loại hình SEO từ khóa
SEO từ khóa là loại hình tập trung vào việc tối ưu các từ khóa, đặc biệt là các từ khóa ngắn để đạt được thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.
>> Xem thêm: SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO hiệu quả.
- Loại hình SEO social
SEO social là việc tối ưu các bài viết và các video trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook,… để tạo ra ấn tượng tốt đẹp và nhận được nhiều lượt tương tác từ người dùng như like, share và bình luận.
>> Xem thêm: SEO Youtube là gì? 7 bước SEO Youtube đơn giản.
- Loại hình SEO hình ảnh
Đúng với tên gọi của nó, loại hình này nhằm tối ưu hình ảnh để đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, đặc biệt là mục tìm kiếm “hình ảnh” của Google.
>> Xem thêm: SEO hình ảnh là gì? 10 cách SEO hình ảnh lên Google.
- Loại hình SEO app
SEO app là việc tối ưu từ khóa tìm kiếm trên nền tảng CHPlay của Android và App Store của IOS nhằm mục đích nâng cao thứ hạng các ứng dụng để đạt được nhiều lượt tải và tăng trải nghiệm người dùng cho ứng dụng.
- Loại hình SEO local
Loại hình này nhằm tối ưu các từ khóa liên quan đến một địa điểm hay lãnh thổ nào đó để gia tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm của Google.
>> Xem thêm: SEO Local là gì? Các bước thực hiện Local SEO hiệu quả.
6. Các hình thức SEO nhất định phải biết
- Hình thức SEO Trends
Có hai xu hướng SEO Trends thường được áp dụng đó là: những xu hướng đang hot và những xu hướng sắp xảy ra. Hình thức SEO Trends có mức độ cạnh tranh khá cao và chỉ giúp gia tăng traffic trong một khoảng thời gian nhất định.
- Hình thức SEO Traffic
Lượng truy cập vào trang web thường đến từ các nguồn như:
- Trực tiếp
- Gián tiếp từ một trang trung gian
- Từ các công cụ tìm kiếm
- Từ các trang mạng xã hội
Trang web chỉ đạt được hiệu quả khi khách hàng đến thông qua website hay thông qua các nguồn thông tin trung gian có liên quan, tức là khách hàng có đúng nhu cầu.
>> Tìm hiểu ngay Dịch vụ SEO Traffic giúp website tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng!
- Hình thức SEO Crisis
SEO Crisis hay còn được gọi là Khủng hoảng SEO, là việc trang web của bạn đột ngột bị rớt thứ hạng và mất sự ổn định trên các công cụ tìm kiếm. Điều này mang lại những tổn thất kinh tế không hề nhỏ, vì vậy cần sớm phát hiện nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời.
SEO Crisis có thể đến từ các nguyên nhân như nội dung sao chép quá nhiều hoặc không sáng tạo, sử dụng thủ thuật SEO mũ đen, bị đối thủ chơi xấu từ các link bẩn,…
Khi gặp phải các trường hợp này, cần nhanh chóng xử lý theo quy trình sau để tránh các thiệt hại không đáng có:
Đầu tiên, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra khủng hoảng SEO. Tiếp theo, hãy kiểm tra để disavow ngay những backlinks bẩn đồng thời cũng chỉnh sửa lại các nội dung bị lỗi. Sau đó, tối ưu lại toàn bộ website để nó trở nên thân thiện với Google và khai báo ngay với Google để sớm được xử lý. Cuối cùng, tiếp tục phát triển các trang mới song song với việc xử lý khủng hoảng để tối ưu hiệu quả công việc của bạn.
- Hình thức SEO Sales
Đây là hình thức SEO nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách khá tự nhiên. Khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin qua các từ khóa biết đến trang web của bạn và bạn thông qua việc cung cấp, chia sẻ thông tin để quảng cáo và bán sản phẩm của mình. SEO bán hàng không chỉ tạo ra doanh thu mà còn giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tiềm năng. Đây là một cách bán hàng vô cùng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
- Hình thức SEO Branding
SEO Branding hay SEO thương hiệu là hình thức SEO mà các doanh nghiệp lớn hay sử dụng để tăng nhận diện thương hiệu cá nhân. Với SEO Branding, tên và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ xuất hiện trên màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm của người dùng. Việc thực hiện tốt SEO Branding giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trong lòng khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
>> Tham khảo: Dịch vụ SEO tổng thể giúp chinh phục top 1 Google bền vững!
7. Vậy làm SEO là làm gì?
Trước khi giải đáp câu hỏi làm SEO là làm gì, thì như đã nói ở trên, SEO có hàng loạt các công việc mà nếu bạn là một SEOer mới hoặc là một chủ website thì trước tiên bạn phải có cái nhìn tổng quan thay vì tìm hiểu danh sách kéo dài các đầu việc không thể nhớ hết!
Với bất kỳ một website nào, khi làm SEO không thể tách khỏi 3 nhóm công việc chính gồm: SEO Onsite, SEO Onpage, SEO Offpage. Việc tối ưu tổng thể 3 yếu tố này, giúp nội lực website được cải thiện mạnh mẽ!
7.1. SEO Onsite là gì?
Một số chủ website hiểu nhầm rằng: “tôi làm SEO là chỉ cần tập trung vào trang bán hàng thôi”. Tư duy này sẽ trói chặt website ở vị trí thấp!
Bạn có đồng ý với điều này: “một thân cây khỏe là nền tảng cho từng chiếc lá khỏe”?
Tương tự như vậy, tổng thể website của bạn là thân cây và từng trang là từng chiếc lá. Bạn muốn là của mình vươn lên (thứ hạng cao), trước tiên bạn phải đảm bảo thân cây có sức khỏe tốt. Và SEO Onsite có nhiệm vụ này: chuẩn hóa toàn bộ website theo tiêu chuẩn của Google, đảm bảo không có các “lỗi trầm trọng” nào xảy ra.
Chẳng hạn như lỗi copy hoặc trùng lặp nội dung. Các nội dung này thường nằm ở các bài viết dạng thông tin (blog). Trong khi đó, đáng lẽ ra chủ website phải coi trọng việc phát triển các dạng nội dung dạng thông tin một cách chất lượng (chỉ đứng sau các trang bán hàng), bởi đây là lực đẩy lớn nhất cho sức mạnh trên toàn website, là cơ sở để giúp website trở nên mạnh mẽ và đủ sức chống chọi với các đối thủ cạnh tranh.
7.2. SEO Onpage là gì?
Onpage có nghĩa là trên trang, SEO Onpage là tập trung tối ưu trang gắn với từ khóa mà bạn muốn SEO (hay còn gọi là landing-page hoặc trang đích).
Dĩ nhiên, landing-page sẽ được “soi” thật kỹ về từng tiêu chuẩn SEO cho tất cả các yếu tố trên trang. Trong đó, các yếu tố quan trọng nhất cần được “soi” đầu tiên để tối ưu gồm:
- Nội dung: Bạn còn nhớ mục tiêu của Google và của SEO được đề cập ở đầu bài viết chứ? Hướng đến phục vụ thông tin có giá trị cho người tìm kiếm. Do đó, nội dung là yếu tố cực kỳ quan trọng, bạn phải đảm bảo nội dung của mình thực sự hữu ích, hấp dẫn, độc đáo đối với người truy cập. Trong quá trình đánh giá, người có chuyên môn không chỉ dựa trên cảm quan cá nhân mà họ có các công cụ để đo lường các chỉ số trên bài viết đó để đưa ra kết luận như: time on page, bounce rate, click link,…
- Từ khóa: gồm mật độ từ khóa và độ nổi bật của từ khóa. Thực chất từ khóa dùng để SEO cũng thể hiện cho chủ đề của bài viết. Vì vậy cách sắp đặt từ khóa trong trang sẽ giúp Google dễ xác định chủ đề của bài đang nói tới điều gì, từ đó có thể phân phối chính xác nội dung tới người tìm kiếm.
Ngoài 2 yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác cần xem xét đến như: URL, tốc độ tải trang, các liên kết gắn trên trang, các thẻ trên trang (thẻ tiêu đề, mô tả, heading, hình ảnh,…),…
>> Xem thêm: SEO Onpage là gì? Checklist 10+ tiêu chuẩn tối ưu Onpage.
7.3. SEO Offpage là gì?
Offpage có nghĩa là ngoài trang. SEO Offpage là công việc tối ưu ngoài trang. Chính xác đây là hoạt động gắn link của trang đích trên các nơi khác ngoài website của bạn như: diễn đàn, các mạng xã hội, các website trong cùng ngành,… Hoạt động này còn có cách gọi phổ biến khác là đi backlink.
Thử tưởng tượng, tên của bạn càng được nhiều người nhắc tới sẽ khiến bạn càng nổi tiếng trong một vấn đề nào đó. Tương tự, nội dung của bạn được giới thiệu rộng khắp trên internet bằng các đường link, điều này sẽ cho Google thấy nội dung của bạn có giá trị và được yêu thích (cũng giống như việc bạn thích thú và share link một bài viết nào đó trên Facebook).
Tuy nhiên, SEO Offpage không chỉ đơn giản là muốn “rải link” chỗ nào thì rải, mà còn đòi hỏi các kỹ thuật để xác định nơi đặt phù hợp, nội dung đi cùng, cách trình bày link. Không cẩn thận và không chính xác trong kỹ thuật SEO Offpage sẽ gây ra rủi ro vô cùng lớn: bị Google phạt “rớt thứ hạng bền vững”. Khi số lượng backlink kém chất lượng “phình ra” quá lớn, lúc sửa chữa sẽ tốn nhiều công sức và thời gian.
Do đó, sở hữu hệ thống tài nguyên (các nơi đặt backlink) lớn và chất lượng là tài sản quý giá của các công ty dịch vụ SEO uy tín.
>> Xem thêm: SEO Offpage là gì? 23 kỹ thuật SEO Offpage cập nhật mới nhất.
8. Các công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
Sau khi nắm các công việc cụ thể của SEO là làm gì rồi thì bạn đã biết hiện nay các SEOers đang sử dụng các công cụ SEO là gì chưa? Cùng điểm qua ngay các công cụ sau đây:
8.1. Các công cụ hỗ trợ SEO miễn phí cần có
- SEOquake và Web Developer là hai tiện ích miễn phí có thể thêm vào Chrome.
- Google Search Console và Google Analytics là hai công cụ giúp theo dõi và phân tích website hiệu quả.
8.2. Các công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa cần thiết
Những công cụ này giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng tìm kiếm của khách hàng để tập trung vào SEO các từ khóa phổ biến mang lại hiệu quả thực sự. Ngoài ra, việc sử dụng công cụ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức để đầu tư thời gian vào phân tích kết quả và tối ưu website. Dưới đây là một vài công cụ check thứ hạng từ khóa mà nhà làm SEO không thể thiếu:
- Google Rank Tracker
- Gwebbot
- SERP’s Keyword Rank Checker
- SEOCentro Rank Checker
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách check thứ hạng từ khóa trên Google
8.3. Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu lựa chọn từ khóa hiệu quả
Việc nghiên cứu từ khóa sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng các công cụ sau:
- SEMrush
- Ahrefs
- Google Keyword Planner
- Google Adwords
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa từ A đến Z
3.4. Các công cụ hỗ trợ phân tích website nên biết
Việc phân tích website giúp bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của website mình so với website đối thủ, từ đó đưa ra kế hoạch cải thiện và chiến lược SEO hiệu quả hơn. Các công cụ sau sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức:
- Crazy Egg
- Google Analytics
- SEO Serp
8.5. Các công cụ hỗ trợ check backlink phổ biến
Hãy thường xuyên kiểm tra backlink bằng các công cụ sau để đảm bảo backlink chất lượng và không bị đối thủ chơi xấu:
- Link Diagnosis
- Ahrefs
- SEMrush
- Backlink Watch
9. Bạn cần có những tư duy này để đầu tư SEO hiệu quả
9.1. SEO mũ đen và SEO mũ trắng
SEO mũ đen là gì?
Cùng là mục đích lên top thứ hạng nhưng cách làm có thể khác nhau tùy thuộc vào chiến lược của mỗi công ty SEO. Google đã cung cấp đầy đủ các chỉ dẫn cần thiết, những yêu cầu để nó đánh giá tốt và xếp thứ hạng cao cho website.
Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian từ khóa lên top, nhanh chóng nhận được phí làm SEO, một số người chọn cách lách luật. Cách này rất nhanh nhưng không bền.
SEO mũ đen là cách SEO lách luật (dùng tool để tăng lượng truy cập ảo, gắn backlink không chất lượng, xuất bản nhiều bài viết nhưng không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn,…).
Mặc dù không an toàn cho website, nó vẫn tồn tại dựa trên… sự vội vã và thiếu hiểu biết của chủ website. Họ chỉ quan tâm đơn vị nào làm SEO nào nhanh nhất, họ không thể chờ hiệu quả về sau 5-7 tháng.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ: sự phát triển bền vững cần thời gian xây dựng, phải vững chắc từ gốc. Google luôn theo dõi sự bất thường trên website của bạn!
SEO mũ trắng là gì?
SEO mũ trắng là cách SEO theo đúng các nguyên tắc của Google, hay nói cách khác là “đúng luật”. Đây là cách SEO an toàn nhưng cần nhiều thời gian hơn để từ khóa lên Top: 5 – 7 tháng. Một khoảng thời gian phù hợp để hoàn thiện tối ưu website, cũng là khoảng thời gian để Google đánh giá website tăng trưởng hợp lý, không có sự “gian lận”.
Sự kiên trì của bạn sẽ nhận lại kết quả tốt và bền vững cho hoạt động kinh doanh online!
>> Tìm hiểu thêm về các thuật ngữ SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám.
Hậu quả của việc làm SEO không an toàn
Sau các phản hồi về việc các website chất lượng kém vẫn lên top, để cuộc chơi trở nên công bằng hơn, Google thường cập nhật lại thuật toán và kiểm soát chặt chẽ.
Sau những đợt cập nhật này, website lách luật đa số sẽ bị rớt hạng, hay thậm chí bị phạt, không thể phục hồi lại được, lúc này những người chủ website là những người chịu thiệt hại, còn người làm SEO không an toàn họ chỉ hoàn thành công việc SEO lên top, hậu quả về sau không chịu trách nhiệm.
9.2. SEO website là làm liên tục
Một từ khóa người dùng search có thể ra hàng ngàn cho đến hàng triệu kết quả, bao gồm website của bạn và của đối thủ (bao gồm cả các website về tin tức).
Làm SEO là công việc luôn hướng về phía trước, nếu bạn dừng lại, đối thủ phía sau sẽ dần vượt lên trước. Vì thế khi website đã lọt top Google, bạn vẫn cần duy trì SEO mà không được ngủ quên trên chiến thắng.
SEO sẽ song hành với website, từ lúc nó được xây dựng, phát triển, cho tới khi kết thúc không còn kinh doanh nữa.
9.3. Làm SEO phải đi đôi với làm Content Marketing
Nếu bạn chưa nắm rõ toàn bộ giá trị của content marketing, hãy đọc bài viết này: Content Marketing là gì? Vị thế của Content Marketing trong kinh doanh online
Trong thế giới của người làm SEO có một câu “Content is King”, bởi tất cả chúng ta đều biết rằng Google và cả khách hàng của bạn đều đề cao và yêu thích các trang web có nội dung chất lượng, hữu ích.
Content Marketing sẽ giúp website trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, nói mà mọi thông tin mà khách hàng cần đến liên quan đến lĩnh vực này đều có thể được tìm thấy trên website của bạn. Từ 5% – 10% trong đó là nội dung bán hàng. Còn lại là 90% – 95% là nội dung thông tin hữu ích. Content Marketing là máu của website, giúp tăng trưởng liên tục lượng truy cập tiềm năng trong suốt cuộc đời của website.
Content Marketing là hoạt động quan trọng đối với:
- SEO: đẩy mạnh nội lực website để “cắm rễ” vững chắc ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.
- Thương hiệu trực tuyến của doanh nghiệp: trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn sẽ làm tăng độ uy tín thương hiệu, và mở rộng thị trường bằng cách ngày càng lấp đầy nhiều nhu cầu thông tin hữu ích hơn.
Hãy kiểm tra lại những người dẫn đầu về thứ hạng với nhiều từ khóa trong lĩnh vực của bạn, chắc chắn tất cả đều làm SEO phối hợp với Content Marketing mới có được kết quả dẫn đầu một cách bền vững, kéo theo đó là khả năng tăng trưởng cao về doanh thu.
>> Tìm hiểu về Evergreen Content – dạng nội dung có giá trị lâu dài, hữu ích cho website của bạn!
9.4. Không “khoán trắng” SEO cho nhà cung cấp dịch vụ
Một dự án SEO muốn chiến thắng cần sự phối hợp giữa hai bên: công ty dịch vụ SEO và đội phát triển website của doanh nghiệp bạn!
Bạn tuyệt đối không được bỏ mặc “đứa con website” sau khi giao qua công ty SEO
Câu hỏi này sẽ giúp bạn sáng tỏ vấn đề: trách nhiệm dạy dỗ các em nhỏ là của nhà trường hay của cha mẹ?
Câu trả lời là cả hai, nhưng trọng số về trách nhiệm phải thiên về người làm cha mẹ. Chọn trường cho con là trách nhiệm của cha mẹ, định hướng cho con phát triển như thế nào là nhiệm vụ của cha mẹ. Còn nhà trường là nơi có kiến thức chuyên môn, giúp con trẻ có nền tảng vững chắc. Cha mẹ và nhà trường phải đồng thời phối hợp với nhau để dạy dỗ con trẻ.
Tương tự, công ty SEO là nơi hội tụ các chuyên gia SEO, họ hiểu thuật toán Google và biết cách chuẩn hóa website theo đúng thuật toán. Nhưng người hiểu “đứa con” sản phẩm, dịch vụ nhất lại là bạn. Định hướng cho chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing không thể đi từ công ty SEO, mà nó được xây dựng từ bạn. Các chiến lược đó sẽ ảnh hưởng mạnh đến chiến lược phát triển website, trong đó quan trọng nhất là định hướng thông điệp và nội dung trên toàn website!
Như đã nói ở trên, bạn biết rằng Google rất coi trọng về chất lượng nội dung trên trang đích và cả tổng thể website. Do đó, SEO muốn chiến thắng (về cả thứ hạng và biến truy cập thành doanh thu bằng trải nghiệm nội dung) thì đội Marketing của công ty bạn phải phối hợp với công ty SEO.
10. Kết luận
Từ những chia sẻ trên của GOBRANDING, bạn đã hiểu được SEO là gì, những lợi ích và công việc của SEO là làm gì. Đối với mỗi doanh nghiệp, SEO là giải pháp giúp tăng trưởng mạnh mẽ cơ hội bán hàng trên website. Bạn cần đặt SEO vào chiến lược phát triển kinh doanh và thương hiệu trong dài hạn. Đặc biệt, hiện nay bạn cũng có thể lựa chọn những dịch vụ SEO uy tín để phối hợp cùng triển khai hiệu quả hai hoạt động quan trọng là SEO và Content Marketing.
Bạn đang cần thêm thông tin để làm SEO?
Liên hệ với GOBRANDING – Công ty SEO và Digital Branding được đầu tư từ Nhật Bản sẽ giải đáp mọi băn khoăn cho bạn!
Nhận tư vấn
phát triển website với SEO